Nhiều đội V-League loay hoay với ngoại binh

09:08 - 01/11/2024

Chất lượng ngoại binh đang là bài toán khiến một số đội bóng V-League đau đầu, trong đó có cả những đội tiềm lực tài chính mạnh như CLB Hà Nội, CLB Bình Dương.

NỘI BINH GÁNH NGOẠI BINH

Chất lượng ngoại binh ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích của các đội V-League, từ cạnh tranh ngôi vô địch đến đua trụ hạng. Chức vô địch mùa 2023 - 2024 của CLB Nam Định là ví dụ. Thủng lưới nhiều thứ tư giải đấu, nhưng đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt vẫn lên ngôi với 60 bàn, trong đó "súng hai nòng" Nguyễn Xuân Son và Hendrio Araujo ghi tổng cộng 41 bàn.

CLB Hà Nội thống trị V-League giai đoạn 2016 - 2022 với 4 chức vô địch nhờ dàn nội binh khoác áo đội tuyển VN, nhưng không thể phủ nhận nguồn bàn thắng dồi dào của các chân sút ngoại (hoặc nhập tịch) như Pape Omar Faye, Oseni, Hoàng Vũ Samson. Hay Bình Dương (Huỳnh Kesley Alves, Philani, Phan Văn Santos), Đà Nẵng (Gaston Merlo, Nguyễn Rogerio, Almeida), Thể Công Viettel (Bruno Cunha, Venecio Caique) cũng từng xưng vương ở V-League nhờ có ngoại binh chất lượng.

Nhiều đội V-League loay hoay với ngoại binh

Wellington Nem (CLB Bình Dương) bị đánh giá là thi đấu nhạt nhòa và chưa đủ thể lực

ẢNH: KHANG NGUYÊN

Thậm chí, đội bóng không có tiềm lực dồi dào như CLB Hải Phòng cũng từng đua vô địch mùa giải 2016 và 2022 nhờ hai yếu tố: ngoại binh tốt (Errol Stevens, Diego Fagan, Rimario Gordon, Joseph Mpande) cùng lối chơi phù hợp với năng lực cầu thủ. Ở chiều ngược lại, đội bóng không có cầu thủ ngoại giỏi vẫn có thể vươn cao nếu nội binh đủ tốt, nhưng rất khó khăn. Mùa trước, Thể Công Viettel sở hữu nhiều tuyển thủ quốc gia như Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Đức Chiến, Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Bình, Phan Tuấn Tài, Trương Tiến Anh. Tuy nhiên, bởi ngoại binh quá dở, đội bóng của HLV Nguyễn Đức Thắng rơi vào cảnh chấp "Tây", để rồi khép lại mùa giải với thất bại.

Mùa này, rắc rối ngoại binh đang lặp lại với một số đội, trong đó có CLB Hà Nội. Đội bóng của HLV Lê Đức Tuấn mang về 3 ngoại binh gồm Keziah Veendorp, Augustine Chidi Kwem, Joao Pedro đều bổ sung cho hàng công. Dù vậy từ đầu giải, ngoại trừ Pedro đã ghi 2 bàn thắng, tiền đạo Chidi Kwem vốn được định giá cao nhất V-League (theo Transfermarkt) mới ra sân 3 trận (tổng cộng 150 phút) và chưa ghi bàn. Cựu đội trưởng U.17 Hà Lan Veendorp bị thay thế ngay chỉ sau vài tuần. Chung nỗi niềm với CLB Hà Nội còn có Bình Dương. Đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn mang về Wellington Nem - cầu thủ trưởng thành từ lò Fluminense và từng sát cánh cùng Neymar ở đội tuyển Brazil. Nhưng sau 5 vòng ở V-League, Wellington vẫn chưa tìm được chỗ đứng dù đã có bàn thắng và kiến tạo. Anh chỉ vào sân từ ghế dự bị, bị đánh giá là thi đấu nhạt nhòa và chưa đủ thể lực.

VÁN CƯỢC RỦI RO

CLB Công an Hà Nội (CAHN) đã thắng giòn giã 3-0 trước chủ nhà Nam Định ở vòng 5 để vươn lên tốp 5 V-League, nhờ màn tỏa sáng của Leo Artur. Ngoại binh người Brazil đã ghi 6 bàn trong 4 trận gần nhất, giúp đội bóng của HLV Alexandre Polking bất bại liền 4 trận từ V-League đến giải Đông Nam Á.

Leo Artur cùng Alan Grafite được CLB CAHN mang về đầu mùa này, sau khi bộ đôi này thi đấu xuất sắc, đưa CLB Bình Định về nhì mùa trước. CLB Nam Định cũng phải "cảm ơn" Bình Định vì đã giúp họ tìm ra Hendrio, nhờ vậy đội bóng thành Nam có được "họng súng" chất lượng ở tuyến giữa.

Cả hai đội CAHN và Nam Định đều ngả theo con đường dùng lại ngoại binh của các đội V-League khác, vốn được đánh giá an toàn hơn so với lựa chọn mua ngoại binh hoàn toàn mới (mà CLB Hà Nội đã đi). Dùng sẵn các cầu thủ ngoại đã có kinh nghiệm V-League, đồng nghĩa các đội không cần kiểm chứng nhiều về chất lượng, cũng như không cần chờ ngoại binh thích nghi với khí hậu, văn hóa, lối sống ở VN. Còn mang về những ngoại binh chưa từng thi đấu ở VN, không khác nào đánh cược may rủi.

CLB Hà Nội là ví dụ. Đại diện thủ đô từng thành công với những ngoại binh "dùng lại" như Samson, Oseni, Omar, Moses… Tuy nhiên sau đó, đội Hà Nội lại chuyển sang sử dụng những sao ngoại mới. Như mùa 2022, đội bóng này mang về hàng loạt ngoại binh Đông Âu và thất bại toàn tập. Mùa 2023 và 2023 - 2024 cũng đáng quên, khi chi cả triệu USD cho 10 - 15 ngoại binh, nhưng không ai tỏa sáng.

Điểm chung của những ngoại binh này là được quảng cáo rầm rộ, thử việc sơ sài (hoặc không thử việc) trước khi ký hợp đồng. Như trường hợp của Veendorp còn chưa kịp thích nghi đã bị đẩy đi, khi đội Hà Nội vỡ lẽ anh không đủ thể lực và trình độ. CLB CAHN trong mùa đầu lên V-League cũng mua rất nhiều "Tây" mới song thất bại, trước khi chuyển về chiến lược dùng ngoại binh cũ.

Các đội tiềm lực mạnh như Thể Công Viettel, Hà Nội, Bình Dương sẵn sàng vung tiền thay sao ngoại liên tục. Song "mạnh vì gạo" là một chuyện. Mua ngoại binh mà không có nguồn cầu thủ tốt, lại thêm tuyển trạch cẩu thả, thất bại là tất yếu! 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...