Trung Quốc phát triển bọt biển có khả năng loại bỏ 99,8% hạt vi nhựa khỏi nước

09:59 - 07/12/2024

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một loại bọt biển có khả năng phân hủy sinh học và loại bỏ tới 99,8% hạt vi nhựa khỏi nước. Loại bọt biển này có tiềm năng ứng dụng rộng rãi, giúp loại bỏ vi nhựa hiệu quả khỏi cơ thể thủy sinh.

Nhóm của giáo sư Đặng Hồng Binh (Deng Hongbing) từ Học viện Khoa học Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Vũ Hán và nhóm của giáo sư Chu Tuyết (Zhou Xue) từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung đã phát triển thành công một loại bọt biển hoàn toàn bằng sợi sinh khối có thể tái sử dụng và phân hủy sinh học, hấp thụ được 99,8% hạt vi nhựa trong nước ở lần sử dụng đầu tiên. Kết quả nghiên cứu này mới đây đã được công bố trên tạp chí học thuật quốc tế “Science Advances”.

Theo giáo sư Đặng Hồng Binh, loại bọt biển này có thể hấp thụ nhiều loại vi nhựa (những mảnh nhựa nhỏ có chiều dài dưới 5mm) thông thường khác nhau, như bao bì thực phẩm, hàng dệt may và các sản phẩm công nghiệp khác. Hai nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất bọt biển là mai mực và bông, rất dễ kiếm và có giá thành thấp.

Nhóm nghiên cứu đã đánh giá hiệu suất của miếng bọt biển dạng sợi này bằng cách sử dụng các mẫu từ 4 nguồn nước điển hình, gồm nước tưới, nước hồ, nước biển và nước ao. Họ phát hiện ra rằng khả năng hấp phụ của vật liệu về cơ bản không bị ảnh hưởng bởi các hạt vô cơ, kim loại nặng, chất ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vật trong nước, khẳng định tính ổn định của nó trong môi trường nước thực tế.

Nghiên cứu chứng minh, miếng bọt biển dạng sợi sinh khối có thể loại bỏ 99,8% hạt vi nhựa khỏi nước trong chu kỳ hấp phụ đầu tiên và vẫn có thể duy trì hiệu suất loại bỏ trên 95% sau năm chu kỳ, cho thấy nó có khả năng tái sử dụng.

Giáo sư Đặng Hồng Binh cho biết, việc sản xuất quy mô lớn loại bọt biển này có tính khả thi cao vì nguyên liệu dễ kiếm và thiết bị cần thiết cho sản xuất, bao gồm máy sấy đông lạnh và máy trộn cơ học, đều có sẵn và phổ biến. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh được khả năng sản xuất quy mô nhỏ, với khoảng một mét vuông bọt biển được sản xuất mỗi tuần trong môi trường phòng thí nghiệm.

Theo nhà khoa học này, vật liệu sinh khối là một giải pháp hiệu quả và kinh tế cho vấn đề phức tạp về ô nhiễm vi nhựa trong nước. Nếu việc sản xuất ở quy mô lớn thành công, thì bọt biển sợi sinh khối dự kiến ​​sẽ được áp dụng trong xử lý nước quy mô lớn hoặc máy lọc nước gia đình trong tương lai gần.

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), vi nhựa đã trở thành vấn đề ngày càng được quan tâm đối với môi trường và sức khỏe con người do chúng hiện diện khắp nơi. Bằng chứng gần đây cho thấy, con người liên tục hít phải và ăn phải vi nhựa thông qua hải sản bị ô nhiễm, bao gồm cả cá và động vật có vỏ. Hạt vi nhựa cũng được tìm thấy trong nước máy, nước đóng chai, thậm chí cả đồ uống được tiêu thụ phổ biến như bia và muối.

Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy, tiếp xúc với chất vi nhựa (microplastics hay MP) ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chất lượng tinh trùng của nam giới.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...