Thụy Điển nỗ lực vượt qua “cửa ải” cuối cùng để gia nhập NATO

14:17 - 22/02/2024

Thụy Điển gia nhập NATO dự kiến sẽ là vấn đề trọng tâm trong cuộc gặp của Thủ tướng nước này Ulf Kristerson với người đồng cấp Hungary Victor Orban. Vậy ông Kristerson mang theo thông điệp gì để có thể thuyết phục ông Orban?

Thủ tướng Thụy Điển Kristersson sẽ tới Budapest vào ngày 23/2 tới, trước thềm cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Hungary về đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển. Chuyến thăm của ông diễn ra sau khi đảng Fidesz cầm quyền tại Hungary ngày 20/2 đề xuất Quốc hội nước này tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập NATO trong phiên họp ngày 26/2 tới. Trước đó, Thụy Điển đã nộp đơn gia nhập NATO vào tháng 5/2022 và Hungary hiện là thành viên NATO duy nhất chưa chấp thuận đơn xin gia nhập liên minh của Thụy Điển sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phê duyệt vào tháng trước.

Chuyến thăm này cũng thể hiện mục tiêu rõ ràng nhằm giải quyết các bất đồng hiện tại để Hungary phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập NATO. Đây chính là bước đi quan trọng nhằm hạ nhiệt căng thẳng ngoại giao giữa hai bên nhất là khi Hungary chưa đạt được tiến bộ trong việc phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển.

Mặc dù sau khi có được lời mời của Tthủ tướng Hungary Viktor Orban vào cuối tháng 1, Thủ tướng Kristerson vẫn chưa thể hiện sự sẵn sàng cho một chuyến thăm Budapest. Tuy nhiên, khi chính phủ Hungary cũng đã để ngỏ khả năng ủng hộ Thụy Điển trong kỳ họp quốc hội Hungary vào ngày 26/2 tới, có lẽ đây là thời điểm tốt nhất để Thủ tướng Thụy Điển thực hiện chuyến thăm Hungary nhằm giải quyết các bất đồng hiện nay.

Đây cũng là một cử chỉ tôn trọng cần thiết để hai bên có thể thỏa thiệp và nước này có thể gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO trong thời gian sớm nhất. Ngay trong bài phát biểu của mình trên truyền thông, thủ tướng Thụy Điển cũng bày tỏ mong muốn có một cuộc đối thoại chính trị chuyên sâu hơn giữa hai quốc gia và đạt lợi ích phù hợp với cả hai bên.

Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của cuộc gặp này mà Thủ tướng Thụy Điển đã hé mở đó là sự hợp tác về quốc phòng, cụ thể là về hợp tác liên quan tới máy bay chiến đấu Gripen cũng như thảo luận về các vấn đề an ninh của hai nước và trong khu vực. Động thái này cũng thể hiện sự ủng hộ đối với Hungary khi nước này chuẩn bị được trao chức chủ tịch EU vào giữa năm nay và chương trình nghị sự chiến lược của EU diễn ra tới đây.

Hungary sẽ phê chuẩn cho Thụy Điển gia nhập NATO?

Các công việc chuẩn bị cho cuộc đàm phán hiện nay đều đi đúng hướng, hai bên đang tiến tới những thỏa thuận phù hợp, có lợi ích cho cả phía. Cụ thể, Thụy Điển cần có một phiếu ủng hộ của Hungary, quốc gia cuối cùng chưa tán thành đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển. Về phía Hungary, nước này đang chịu sức ép rất lớn từ các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong khối khi trì hoãn nhiều lần việc chấp thuận Thụy Điển gia nhập NATO. Hungary cũng đang đối diện nguy cơ bị cô lập trong khối, chưa kể tới việc Uỷ ban châu Âu chưa giải ngân hết gói hỗ trợ lên tới hơn 21 tỷ Euro cho nước này vì không đáp ứng các tiêu chuẩn về nhà nước pháp quyền. Do đó, Hungary rất cần một lá phiếu ủng hộ của Thụy Điển cho các vấn đề liên quan tới nước này đặc biệt khi chuẩn bị đảm nhiệm vị trí chủ tịch luân phiên EU.

Nhìn vào các tín hiệu hiện nay, rõ ràng chúng ta không thấy nhiều rủi ro trước phiên bỏ phiếu sắp tới của Quốc hội Hungary, khi Đảng Fidesz cầm quyền của Thủ tướng Orban đang chiếm đa số ghế trong Quốc hội. Đảng này cũng đã có đề xuất tương tự khi quyết định việc bỏ phiếu cho Thụy Điển trong phiên họp vào ngày 26/2 tới. Thủ tướng Orban cũng thể hiện thiện chí rất rõ trong các phát biểu gần đây khi ông bày tỏ sự ủng hộ cá nhân và chính phủ Hungary đối với việc Thụy Điển gia nhập NATO, trong bối cảnh Hungary đang chịu sức ép từ các quốc gia và tổ chức khác. Tất cả đều đang chờ đợi một thông tin tích cực có lợi cho các bên từ cuộc gặp này, chấm dứt gần hai năm chờ đợi từ khi Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO. Đây cũng là một bước tiến lịch sử quan trọng về chính sách an ninh của EU và NATO trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine chưa thể hạ nhiệt.

Tuy nhiên, sẽ không có điều gì là chắc chắn bởi cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo vẫn chưa được diễn ra và hiện tại còn nhiều việc cần chuẩn bị cho các cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo trong ngày 23/2. Rủi ro có thể xảy ra, nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung, không đạt được những bước tiến quan trọng trong các thỏa thuận về an ninh và sự tôn trọng, ủng hộ cần thiết trong các bất đồng trước đó. Các thỏa thuận đạt được hiện nay dựa trên cơ sở phù hợp với lợi ích chính trị, an ninh của hai nước. Giới phân tích cũng cho rằng Thụy Điển đang chờ đợi các thỏa thuận liên quan tới việc bán hoặc cho thuê máy bay chiến đấu Gripen và nếu họ có thể gia hạn hợp đồng thuê Hungary để đổi lấy sự phê chuẩn của NATO thì đó được xem là đôi bên cùng có lợi.

Lý do Hungary thay đổi quan điểm

Trong những tuần trước, thủ tướng Orban đã cố gắng từ chối những lời kêu gọi đẩy nhanh quá trình phê chuẩn của Thụy Điển, đồng thời chia sẻ các nghị sĩ của đảng cầm quyền tỏ ra dè dặt vì những bất đồng giữa hai nước khi một số chính trị gia Thụy Điển bình luận về vấn đề dân chủ, pháp quyền của Hungary.

Việc Hungary còn do dự khi tất cả các quốc gia thành viên NATO đều đã chấp thuận đơn xin gia nhập của Thụy Điển cũng làm dấy lên mối lo ngại giữa các đồng minh trong khối và khiến mối quan hệ giữa nước này với phương Tây ngày càng trở nên cẳng thẳng, đặc biệt là Mỹ trở nên tồi tệ hơn. Giới quan sát cũng cho rằng sự chậm trễ trong quá trình phê chuẩn Thụy Điển vào NATO ở thời điểm này được xem như phục vụ lợi ích của Nga và làm suy yếu an ninh của chính liên minh. Mới đây nhất, cuối tuần qua, các quan chức chính phủ Hungary đã từ chối gặp phái đoàn lưỡng đảng của Mỹ đến thăm Hungary. Giới phân tích cho rằng Washington đang gây áp lực lên Budapest bằng khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức và doanh nhân có liên hệ với đảng cầm quyền.

Mặt khác, chính phủ Hungary cũng đang chịu áp lực rất lớn từ dư luận và người dân. Trong một cuộc thăm dò mới đây cho thấy chỉ 15% người Hungary đồng ý với việc trì hoãn quá trình tiếp nhận Thụy Điển vào NATO và 29% đồng ý với cách giải thích của chính phủ hiện nay, trong khi đó có khoảng 33% cử tri cho rằng việc Hungary ngăn chặn sự gia nhập của Thụy Điển là có lợi cho Hungary.

Một điểm đáng chú ý dẫn tới việc thay đổi quan điểm này đã được nhắn gửi qua lời của Thủ tướng Thụy Điển Kristersson đầu tuần này cho biết Hungary có “ý chí mạnh mẽ” trong việc hoàn tất thủ tục cho việc gia nhập của Thụy Điển, vấn đề này sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong cuộc hội đàm của ông ở Budapest với người đồng cấp.

Rõ ràng, tuyên bố này cho thấy, các cuộc đàm phán cẳng giữa hai bên trong những tuần gần đây đã phần nào được tháo gỡ, bao gồm cả một gói hỗ trợ công nghiệp quốc phòng quy mô lớn giữa hai nước đang được hé lộ. Thủ tướng Orban vừa nhấn mạnh quan hệ đối tác và hợp tác mạnh mẽ là điều cần thiết để đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng ở châu Âu. Sự hợp tác của hai nước cũng đóng một vai trò quan trọng để duy trì sự ổn định trong khu vực và bảo vệ lợi ích chung của hai nước trước các thách thức hiện nay.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...