Cấy máy vào não để điều trị trầm cảm

08:45 - 01/03/2024

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã tạo một bước tiến đột phá khi tạo ra một chiếc máy tạo nhịp dành riêng cho não để giúp tránh suy nghĩ tiêu cực.

Cấy máy vào não để điều trị trầm cảm

 

Trên thế giới hiện có 280 triệu người mắc bệnh trầm cảm và con số này được dự báo tiếp tục gia tăng do áp lực cuộc sống. Không ít bệnh nhân trầm cảm đối mặt với viễn cảnh khó được chữa khỏi hoàn toàn.

Chị Emily Hollenbeck đã bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ nhiều năm nay. Mỗi ngày, chị luôn có cảm giác cơ thể mình như bị kéo xuống một chiếc hố đen, mạnh đến mức chị không thể cử động hay sinh hoạt thường ngày. Thậm chí, bệnh trầm cảm còn là nỗi ám ảnh với gia đình chị và chính cha mẹ chị đã tự kết liễu cuộc đời mình trước khi chị tròn 30 tuổi. Những áp lực triền miên đã không ít lần khiến chị chỉ muốn bỏ cuộc.

Tuy nhiên, sau khi được giới thiệu đến một chương trình nghiên cứu trị liệu trầm cảm thông qua việc gắn các điện cực vào não, chị đã không ngần ngại đăng ký thử nghiệm để được phẫu thuật.

Chị Emily chia sẻ: "Lúc đầu, tôi cảm thấy sợ hãi và choáng ngợp trước mức độ phức tạp của nghiên cứu này. Nó giống như phẫu thuật não vậy, khi đố bệnh nhân cũng có nhiều những sợi dây được gắn vào não. Nhưng tôi cũng cảm thấy, vào thời điểm đó, tôi đã thử mọi cách và có lẽ đây là giải pháp duy nhất".

Cấy máy vào não để điều trị trầm cảm

Các nhà khoa học Mỹ đã thử nghiệm cấy máy vào não để điều trị trầm cảm. (Ảnh: IEEE)

Phương pháp trị liệu trên được gọi là "kích thích não sâu". Bằng việc sử dụng điện cực và trực tiếp gửi các xung điện nhỏ lên các khu vực não, các nhà nghiên cứu có thể tập trung vào những vùng não chịu trách nhiệm cho việc điều hoà cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc buồn, để từ đó giúp não bộ tránh bị quá nhiều cảm xúc buồn kiểm soát và từ đó vận hành giống như một bộ não khoẻ mạnh.

Điều đặc biệt ở đây là sau khi được phẫu thuật, các điện cực được nối trực tiếp vào một bộ điều khiển được đặt trên ngực, giúp các bệnh nhân có thể điều chỉnh mức độ kích thích não mong muốn qua các xung điện nhỏ.

Các nhà khoa học cũng ví thiết bị trên giống như một chiếc máy tạo nhịp tim nhưng dành riêng cho não. Với tính năng đột phá trên, các bệnh nhân có thể cảm thấy phấn chấn ngay tức thì và đối với chị Emily, những nỗi âu lo dường như được trút bỏ ngay tức khắc.

Chị Emily Hollebeck chia sẻ thêm: "Trước đây, những suy nghĩ vui vẻ như đi mua sắm, hay dạo chơi tại những nhà hàng và quán café nổi tiếng là điều không tưởng đối với những người bị trầm cảm như tôi. Nhưng nhờ có công nghệ này, tôi không chỉ có cơ hội được tham gia những hoạt động đó, mà còn có thể mong chờ và tận hưởng những phút giây hạnh phúc do chính mình tạo ra".

Tính đến hiện tại, phương pháp "kích thích não sâu" đã được áp dụng để điều trị các bệnh thần kinh như Parkinson và động kinh tại Mỹ. Các nhà khoa học cũng hy vọng phương pháp này sẽ được kiểm duyệt và áp dụng rộng rãi trên toàn quốc, để giúp hơn 3 triệu người dân Mỹ mắc chứng trầm cảm như chị Emily có hy vọng khỏi bệnh.

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Anh hùng phản hắc - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Báo Thù: Bí mật đằng sau những âm mưu và tội ác chồng chất

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...