Cuộc ngã giá để nhận hối lộ tiền tỉ trong vụ 'chuyến bay giải cứu'

10:02 - 25/10/2024

Theo cáo trạng vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2, phía doanh nghiệp xin giảm giá chi phí đưa công dân về nước cách ly, nhưng Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên không chấp nhận.

Như Thanh Niên đã đưa tin, Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 17 bị can trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Một trong số những người này là ông Trần Tùng, cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên.

Ông Tùng bị cáo buộc 2 tội danh, gồm nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cuộc ngã giá để nhận hối lộ tiền tỉ trong vụ 'chuyến bay giải cứu'

Bị can Trần Tùng, cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên

ẢNH: BCA

Chi ngoài hợp đồng để có tiền hối lộ

Cáo trạng của Viện KSND tối cao cho thấy, trong đợt dịch Covid-19, UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Ngoại vụ là đầu mối tổng hợp danh sách, hồ sơ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cho người nước ngoài nhập cảnh và thẩm định kế hoạch đón người của các đơn vị.

Đây cũng là cơ quan chủ trì thẩm định điều kiện nhập cảnh và cách ly y tế, thống nhất phương án đón đoàn, thời gian, địa điểm cách ly…, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Khoảng cuối năm 2020, ông Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản (đã bị xét xử ở giai đoạn 1), liên hệ với ông Nguyễn Đình Việt, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên, đề nghị giúp đỡ, tạo điều kiện đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước cách ly tại Thái Nguyên. Ông Việt cho ông Nam số điện thoại của ông Tùng để liên hệ.

Qua trao đổi, ông Tùng cho biết tỉnh Thái Nguyên đang cách ly với các chuyên gia nước ngoài, khi nào có khách sạn trống sẽ thông báo sau. Đến đầu tháng 3.2021, ông Tùng chủ động gọi điện, nói đã có địa điểm cách ly và đề nghị ông Nam gửi công điện về UBND tỉnh Thái Nguyên.

Ông Nam sau đó giới thiệu và cho ông Lê Văn Nghĩa, Giám đốc Công ty Nhật Minh (đã bị xét xử trong giai đoạn 1), số điện thoại của ông Tùng để hỏi về thủ tục xin cách ly. Ông Nghĩa gọi điện thoại đặt vấn đề, ông Tùng hẹn gặp tại một nhà hàng ở TP.Thái Nguyên.

Tại cuộc gặp, ông Tùng yêu cầu ông Nghĩa trao đổi để Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản có văn bản gửi tỉnh Thái Nguyên xin chủ trương cách ly, còn lại ông Tùng sẽ lo mọi thủ tục để UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận.

Phó giám đốc Sở Ngoại vụ còn yêu cầu ông Nghĩa cho Công ty Sen vàng Đất Việt do bà Trần Thị Quyên làm giám đốc thực hiện việc cách ly với chi phí trọn gói 18 triệu đồng/khách, bao gồm chi phí khách sạn, ăn ở, test Covid-19, xe vận chuyển, chi phí xin văn bản chấp thuận cách ly…

Thấy chi phí quá cao, ông Nghĩa xin giảm nhưng không được ông Tùng đồng ý. Ông Nghĩa vì thế buộc phải đồng ý.

Vẫn theo yêu cầu của ông Tùng, khi ký hợp đồng, Công ty Nhật Minh và Công ty Sen vàng Đất Việt sẽ chỉ thể hiện mức phí 10 - 12 triệu đồng/khách, số chênh lệch 6 - 8 triệu đồng sẽ chuyển ngoài hợp đồng cho bà Quyên, để chuyển lại cho ông Tùng.

Kết quả sau đó, Công ty Nhật Minh tổ chức được 3 chuyến bay, đưa tổng số 668 người về cách ly tại tỉnh Thái Nguyên. Ông Nghĩa chuyển tổng cộng hơn 11 tỉ đồng cho bà Quyên, riêng số tiền ngoài hợp đồng là hơn 4,4 tỉ đồng. Bà Quyên chuyển lại số tiền ngoài hợp đồng này cho ông Tùng, thông qua tài khoản của người thân ông Tùng và một số cá nhân.

Cuộc ngã giá để nhận hối lộ tiền tỉ trong vụ 'chuyến bay giải cứu'

Trong giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu", có 17 bị can bị truy tố (ảnh minh họa)

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Đáng chú ý, khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 1, ông Tùng đã nhờ em trai chuyển hơn 1,2 tỉ đồng cho bà Quyên nhằm hợp thức việc để tiền ngoài hợp đồng với lý do nộp tiền thuế vào kho bạc nhà nước.

Tuy vậy, cơ quan tố tụng có đủ căn cứ xác định ông Tùng đã nhận hối lộ 3 lần từ ông Nghĩa thông qua bà Quyên, với tổng số tiền hơn 4,4 tỉ đồng.

Lợi dụng chức vụ, hưởng lợi hơn 3,2 tỉ đồng

Ngoài hành vi nhận hối lộ đã nêu, ông Tùng còn bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để hướng dẫn 1 doanh nghiệp làm các thủ tục cấp phép nhiều chuyến bay đưa công dân về cách ly tại tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, bị can hưởng lợi bất chính hơn 3,2 tỉ đồng.

Quá trình điều tra, ông Tùng và gia đình đã nộp 700 triệu đồng để khắc phục hậu quả.

Hồi tháng 7.2023, tại phiên sơ thẩm vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 1, cơ quan công tố từng đánh giá hành vi nhận hối lộ của một số quan chức trong quá trình cấp phép chuyến bay và chấp thuận cho công dân về cách ly là đặc biệt nguy hiểm.

Những người này đã lợi dụng chủ trương của Nhà nước để trục lợi bằng cách gây khó khăn, nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin cho, buộc doanh nghiệp nâng giá vé máy bay để có chi phí bôi trơn, đưa hối lộ.

Đáng chú ý, nhiều bị cáo là đại diện các doanh nghiệp khai rằng họ bị gây khó khăn, o ép, buộc phải chi tiền "cảm ơn" để được thuận lợi khi đăng ký thủ tục cấp phép chuyến bay.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Phía sau cái chết - SCTV14

Đội hành động liêm chính 2024 - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

 

Cư gia binh đoàn: Phim về đề tài gia đình hấp dẫn

Bàn tay nhân ái III: Nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...