Bước đầu công an xác định có khoảng 7.000 lít dầu thành phẩm sau tái chế tại hiện trường chưa đem đi tiêu thụ và hàng chục nghìn lít dầu nhớt phế thải chưa tái chế.
Đáng chú ý là khu tái chế này có lò nấu tái chế rất sơ xài, được đắp bằng đất bao quanh lò nấu. Ông Phan Tấn G., một công nhân tại hiện trường khai, ông đến đây làm thuê cho một ông chủ ở TP.HCM nhưng không biết tên gì. Điều lạ là lò tái chế dầu nhớt trái pháp luật này đã hoạt động từ rất lâu.
Trong đêm 10.4, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo Công an H.Hàm Tân, phối hợp với Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp Sở TN-MT Bình Thuận tiến hành lấy các mẫu dầu, các loại hóa chất độc hại tại hiện trường đi phân tích để phục vụ điều tra.
Một nguồn tin cho biết cơ quan công an sẽ điều tra nguồn gốc tiêu thụ sản phẩm đầu ra của cơ sở tái chế này; việc tái chế dầu không đúng quy định về pháp luật môi trường diễn ra từ khi nào, ai điều hành ?.
Đặc biệt, các thùng hóa chất vừa phát hiện để phục vụ tái chế dầu có thuộc chất độc hại trong danh mục cấm hay không ?. Ngoài ra, công an xem xét việc hủy hoại đất, thải chất độc hại vào môi trường để xử lý.
Lãnh đạo Công an tỉnh Bình Thuận khẳng định sẽ xử lý đúng quy định vụ tái chế dầu trái pháp luật này; đồng thời xem xét có sự bảo kê cho hoạt động sai phạm này hay không và sẽ xử lý nghiêm quy định nếu phát hiện.
Hồi tháng 9.2023, Công an Bình Thuận cũng phát hiện một vụ tái chế dầu từ nhớt thải ở Hàm Thuận Nam.