Kiên Giang kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp

13:21 - 31/10/2024

Nhằm thực hiện quy hoạch đồng bộ và kêu gọi đầu tư, tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Chương trình đầu tư phát triển hạ tầng các Khu công nghiệp từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.

Kiên Giang kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp

BQL Khu kinh tế Kiên Giang kêu gọi nhà đầu tư vào các Khu công nghiệp trong tỉnh.

Kích hoạt đầu tư bằng vốn ngân sách

Tỉnh Kiên Giang hiện có 5 Khu công nghiệp (KCN) trọng điểm bao gồm: Thạnh Lộc (250ha), Thuận Yên (133ha), Kiên Lương II (175ha), Tắc Cậu (68ha), Xẻo Rô (210ha). Trong đó có KCN Thạnh Lộc ở huyện Châu Thành và Thuận Yên ở TP Hà Tiên đã đi vào hoạt động. Do khó khăn kêu gọi đầu tư hạ tầng (nhà đầu tư cấp 1), thời gian qua chính quyền tỉnh Kiên Giang đã “kích hoạt” bằng nguồn vốn ngân sách đầu tư hàng trăm tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng cho một số khu công nghiệp trọng điểm.

Cụ thể như Khu công nghiệp Thạnh Lộc có qui mô 250ha đất, những năm vừa qua UBND tỉnh Kiên Giang đã huy động nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương khoảng 778 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và đầu tư phát triển hạ tầng đạt 52% diện tích khu công nghiệp này. Theo đó đến cuối năm 2023, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Thạnh Lộc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư cho 23 dự án đầu tư vào KCN Thạnh Lộc với diện tích đăng ký là 69,36 ha, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 6.694,03 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt 62,9% của giai đoạn 1 với 150ha đất. Lũy kế vốn đầu tư của các doanh nghiệp đến cuối năm 2023 ước đạt 5.517 tỷ đồng.

Riêng KCN Thuận Yên (133ha đất) ở TP Hà Tiên UBND tỉnh cũng đã chi ngân sách địa phương khoảng 51 tỷ đồng chủ yếu để giải phóng mặt bằng và đầu tư vài trục đường nội khu. Tuy vậy hiện nay cũng đã thu hút được một doanh nghiệp vào đầu tư sử dụng 22ha đất với tổng vốn đầu tư 189 tỷ đồng và mỗi năm nộp ngân sách trên 25 tỷ đồng.

Trưởng Ban Quán lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang, ông Lâm Huỳnh Nhân cho biết, Kiên Giang có vị trí địa lý nằm cách xa trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hệ thống giao thông không được thuận lợi so với nhiều tỉnh trong khu vực, chưa có cảng biển quốc tế và hệ thống logistics để phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa… Do vậy rất khó kêu gọi nhà đầu tư cấp 1 để đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng KCN. Cho nên thời gian qua, UBND tỉnh đã sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư một phần về kết cấu hạ tầng ở một số KCN là tình thế bắt buộc.

“Việc khó kêu gọi nhà đầu tư cấp 1 đến triển khai dự án xây dựng các Khu công nghiệp trong tỉnh còn do giá thuê đất cao, địa hình có nền đất yếu nên suất đầu tư cao hơn so với nơi khác và tình hình khan hiếm vật liệu san lấp mặt bằng những năm qua kéo dài đến nay…. dẫn đến thời gian thu hồi vốn kéo dài. Trong khi “vốn mồi” bằng ngân sách nhà nước thì rất hạn hẹp”, ông Nhân chia sẻ.

Kiên Giang kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp

Trong giai đoạn 2017 - 2023, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp trong KCN Thạnh Lộc đạt khoảng 5.884 tỷ đồng/năm.

Quyết tâm “dọn bãi đáp” đón nhà đầu tư

 

Trước những trở ngại trong việc kêu gọi đầu tư phát triển KCN, ngày 8/8 vừa qua, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Chương trình Đầu tư phát triển hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng KCN một cách đồng bộ, góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó vận dụng tốt các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN.

Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du Lịch tỉnh Kiên Giang, bà Quảng Xuân Lụa cho biết, để phát triển KCN của UBND tỉnh là từ nay sẽ nghiên cứu đề xuất và xây dựng mới các cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp với định hướng và tình hình phát triển ngành công nghiệp của tỉnh để hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN phù hợp với khả năng cân đối vốn từ ngân sách tỉnh. Qua đó chủ động và tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng “sạch” để kêu gọi thu hút nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.

“Đặc biệt, UBND tỉnh sẽ tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư... Bên cạnh đó, UBND tỉnh tập trung huy động tốt các nguồn lực (kể cả nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ngoài ngân sách) để đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp. Trong đó, ưu tiên cân đối và bố trí vốn ngân sách tỉnh để hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN theo quy hoạch”, bà Lụa chia sẻ.

UBND tỉnh Kiên Giang cũng xác định ưu tiên tập trung phát triển các KCN ở những vị trí thuận lợi về kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cảng biển và có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, với tổng quy mô phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030.

Theo đó mục tiêu đến năm 2025, đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành 2 KCN gồm: KCN Thạnh Lộc (giai đoạn 2 với 100ha) ở huyện Châu Thành và KCN Thuận Yên ở TP Hà Tiên (133,95ha). Đồng thời kêu gọi đầu tư cho KCN Xẻo Rô ở huyện An Biên theo chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt 57ha /210ha. Sau năm 2025, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN còn lại theo quy hoạch đã được phê duyệt.

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...