Đồng thời, mỗi số trong chương trình phát sóng sẽ kể những câu chuyện và kinh nghiệm về một hoặc một vài mô hình sản xuất kinh doanh sản phẩm chủ lực của đơn vị hoặc địa phương.
Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN hân hạnh đồng hành cùng chương trình Tạp chí Phát triển Sản phẩm chủ lực.
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may đạt 11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện chỉ có thị trường Nhật Bản tăng 6,6%, còn lại thị trường Nhật Bản và Trung Quốc giảm hơn 30%, thị trường EU giảm 30% so với cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với việc các đơn hàng giảm mạnh, thiếu hụt dòng tiền, sản xuất cầm chừng
Tại dự thảo đề án tái cơ cấu ngành Công thương đang được lấy ý kiến, Bộ Công thương đặt ra mục tiêu hình thành và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp công nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh cao, có vai trò dẫn dắt phát triển ngành. Theo các chuyên gia, cần xây dựng các doanh nghiệp tư nhân thành “Sếu đầu đàn” để nắm bắt bắt khoa học công nghệ để dẫn dắt các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời tái cơ cấu doanh nghiệp trong nước, mang lại sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong giai đoạn tới.
Trên đây là nội dung chương trình Tạp chí Phát triển sản phẩm chủ lực, phát sóng ngày 29 tháng 05 năm 2023. Chương trình thuộc thể loại tin tức tổng hợp về kinh tế, có lượng người xem lớn với thời lượng khoảng 10 phút, phát sóng với tần suất 2 số/tuần: Số phát sóng lần 1 sẽ phát chính vào khoảng 11h00 Thứ 2 và Thứ 4 hàng tuần; số phát sóng lần 2 phát chính vào khoảng 13h50 Thứ 6 và Chủ Nhật hàng tuần trên Kênh 1 Truyền hình Hà Nội.