Tác động kép với doanh nghiệp xuất khẩu Việt khi ông Trump tái đắc cử

07:38 - 13/11/2024

Việt Nam được nhận đinh có thể nhận tác động hai chiều từ việc ông Trump đắc cử tổng thống lần 2, doanh nghiệp cần làm gì để vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội này?

Việc ông Donald Trump chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 cùng với những chính sách cam kết thực hiện để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ mà tập trung chủ yếu vào việc giảm thuế trong nước và tăng thuế nhập khẩu dự báo mang đến nhiều dự báo mang đến nhiều biến động tới nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mà Việt Nam cũng không là ngoại lệ.

Tác động kép với doanh nghiệp xuất khẩu Việt khi ông Trump tái đắc cử

Nhiều nhóm hàng thế mạnh của Việt Nam như thép, dệt may, thủy sản, gỗ… được cho là có cơ hội mở rộng hơn tại thị trường Hoa Kỳ.

Cụ thể, ông Trump mang đến cam kết tái thúc đẩy chính sách kinh tế bảo hộ với trọng tâm là dấy mạnh làn sóng thuế quan mới nhắm vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác, tiếp nối chính sách thương mại “Nước Mỹ trên hết” mà ông đã áp dụng trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021).

Theo đó, với vai trò là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, nhiều chuyên gia cho rằng việc ông Trump đắc cử tổng thống lần 2 sẽ mang đến nhiều tác động quan trọng đối với lĩnh vực xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng thế mạnh hiện nay như thép, dệt may, thủy sản, gỗ…

Nói như TS Haji Suleman Ali, giảng viên Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT, hầu hết hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, hiện có tổng kim ngạch hơn 3.000 tỷ USD sẽ có tác động bởi sự chuyển giao lịch sử này. Trong đó, Việt Nam có thể nhận tác động hai chiều, đặc biệt trong chính sách tài khóa và tiền tệ.

Tín hiệu tích cực là sự chuyển dịch thương mại toàn cầu do các chính sách thuế quan gây ra có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, hiện đạt kim ngạch khoảng 89 tỷ USD tính trong 9 tháng đầu năm.

Với chính sách đối ngoại cứng rắn của ông Trump, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sẽ càng mạnh mẽ hơn, mang lại lợi ích cho Việt Nam.

Nói một cách dễ hiểu, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm kiếm các lựa chọn thay thế ngoài Trung Quốc, chuyển chuỗi cung ứng và nhà máy sản xuất sang Việt Nam, doanh nghiệp Việt có cơ hội lớn để mở rộng hợp tác, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao vị thế. Những cơ hội lớn bao gồm việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các tập đoàn lớn, đặc biệt là nếu có thể tham gia vào chuỗi giá trị xanh và bền vững. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận các kỹ năng, phương pháp quản lý tiên tiến và khai thác các cơ hội sản xuất theo tiêu chuẩn chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này cũng giúp doanh thu tài khóa từ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam gia tăng.

Tuy nhiên không thể bỏ qua những thách thức mà xu hướng bảo hộ thương mại và các chính sách của chính quyền Trump sẽ mang lại. “Như trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump tỏ ra đặc biệt nhạy cảm với các quốc gia có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam.

Trong quá khứ, Việt Nam đã từng trở thành tâm điểm của các hoạt động chuyển giao trái phép khi một số công ty dán nhãn "Made in Vietnam" lên hàng hóa Trung Quốc để tránh thuế của ông Trump vào năm 2019. Năm 2020, Việt Nam cũng bị dán nhãn "thao túng tiền tệ" do định giá thấp đồng tiền, tạo ra thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ. Nếu ông Trump tiếp tục áp đặt mức thuế nhập khẩu diện rộng, hàng hóa từ Việt Nam cũng sẽ chịu tác động tiêu cực đáng kể”, PGS.TS Phạm Thị Thu Trà, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Kinh tế và Tài chính, Đại học RMIT Việt Nam nhận định.

Bên cạnh đó, chuyên gia cho rằng, nếu phụ thuộc xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Việt Nam có thể đối mặt với áp lực tiền tệ để duy trì sức cạnh tranh của tiền Đồng, vì nhu cầu cao hơn có thể dẫn đến việc tăng giá tiền tệ.

Điều này sẽ làm phức tạp chủ trương chính sách tiền tệ mở rộng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và có khả năng buộc nhà điều hành phải tăng lãi suất để kiềm chế rủi ro lạm phát liên quan đến nhu cầu đầu tư nước ngoài và xuất khẩu tăng.

Tính đến năm 2021, sau 26 năm bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ tăng hàng trăm lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên 111,56 tỷ USD.

Tính đến tháng 9 năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đạt giá trị 89,4 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước cùng giai đoạn và tăng 27% so với cùng kỳ.

Ngược lại, Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 10,9 tỷ USD sau 9 tháng, tăng 6%. Như vậy, sau 9 tháng, thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã vượt mốc 100 tỷ USD.

Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ đang có những động thái kích cầu tiêu dùng trở lại, mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nhờ đó đã giúp nhu cầu tiêu dùng nhiều mặt hàng của Việt Nam tăng mạnh mẽ.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ luôn đứng đầu về kim ngạch, sau 9 tháng năm 2024 đạt gần 12,01 tỷ USD, chiếm 43,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, tăng 9,1% so với 9 tháng năm 2023. Riêng tháng 9/2024 đạt 1,22 tỷ USD, tăng 20,4% so với tháng 9/2023.

Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng là một thị trường chính nhập khẩu sắt thép của Việt Nam, với khoảng 1,11 triệu tấn trong 7 tháng năm 2024.

Đại diện Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) nhìn nhận, sự phục hồi của ngành thép sẽ gắn liền với khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó các chính sách sắp tới của Hoa Kỳ cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức riêng đối với ngành thép.

"Một mặt, khả năng thời gian tới, Hoa Kỳ tiếp tục tăng thuế đối với sản phẩm thép Trung Quốc có thể tạo cơ hội cho thép Việt Nam cũng như các nước khác thay thế Trung Quốc trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Mặt khác, thâm hụt thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam tiếp tục gia tăng có thể dẫn đến rủi ro trong việc áp thuế với hàng nhập khẩu," đại diện Tổng Công ty Thép Việt Nam cho hay.

Tác động kép với doanh nghiệp xuất khẩu Việt khi ông Trump tái đắc cử

Hoa Kỳ tiếp tục tăng thuế đối với sản phẩm thép Trung Quốc có thể tạo cơ hội cho thép Việt Nam cũng như các nước khác thay thế Trung Quốc nhưng đi kèm là là rủi ro áp thuế.

Để xuất khẩu bền vững tại thị trường Hoa Kỳ, đại diện Tổng Công ty Thép Việt Nam cũng đề xuất cơ quan chức năng tiếp tục các giải pháp nhằm đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ, trở thành một đối tác tin cậy mang tính dài hạn.

Cùng với đó, nâng cao khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng, khả năng tự chủ trong sản xuất, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Linh hoạt tìm kiếm, khai thác đa dạng nguồn nguyên liệu từ các quốc gia không nằm trong danh sách hạn chế của Hoa Kỳ.

Về phía các chuyên gia đánh giá, điều cốt lõi để nắm bắt cơ hội này là doanh nghiệp Việt cần nâng tầm vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, tham gia sản xuất các sản phẩm cường độ vốn cao hơn hoặc tích hợp theo chiều dọc, để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cho quốc gia. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực quản lý và chất lượng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn lớn và nhà đầu tư. Giải pháp tiếp theo là đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp.

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...