Dịch vụ hậu cần “ít tài sản”
Vào năm 2024, mô hình tiếp vận sử dụng ít tài sản được xem là một xu hướng nổi bật trong ngành. Thông thường, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần dựa trên việc khai thác tài sản của mình. Tài sản có thể là xe tải, nhà kho hay bất cứ thứ gì ảnh hưởng đến việc giao nhận hàng hóa.
Thế nhưng các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần “ít tài sản” lại thường không sở hữu những tài sản này. Thay vào đó, họ giúp kết nối với nhiều bên liên quan để tạo thành chuỗi cung ứng hiệu quả nhất. Đồng thời, họ đóng vai trò là đơn vị tư vấn, cung cấp kiến thức để đàm phán hợp đồng với nhà kho, hãng vận tải và trung tâm phân phối giúp quản lý chuỗi cung ứng của khách với mức giá ít tốn kém nhất.
Mô hình này cho phép các doanh nghiệp ưu tiên trải nghiệm của khách hàng, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào tài sản vật chất nên chi phí hoạt động thấp hơn.
67,5% số công ty trên toàn thế giới giao phó hoạt động vận chuyển của họ cho các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba, và 63,5% số công ty phải thuê ngoài cho hoạt động kho bãi. Bên cạnh đó chi phí vận chuyển còn chiếm tới ⅔ chi phí tiếp vận của doanh nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rằng rất nhiều doanh nghiệp cần dùng dịch vụ hậu cần bên thứ 3, họ cũng phải tự thuê kho bãi rất nhiều và tốn chi phí vận chuyển cũng lớn. Do đó dịch vụ cung ứng “ít tài sản” sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng hơn, giải quyết nhu cầu vận hành chuỗi tiếp vận của doanh nghiệp.
Các nền tảng công nghệ quản lý giao hàng sẽ đóng một vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang mô hình sử dụng ít tài sản. Do đó, mô hình tiếp vận sử dụng ít tài sản sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường hiện đại luôn thay đổi một cách linh hoạt, tiết kiệm chi phí.
“Thương mại nhanh” quay trở lại
Thương mại nhanh là một mô hình thương mại điện tử tập trung vào việc giao hàng cực nhanh trong vòng một giờ. Mô hình này đang có đà phát triển trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, những công ty chủ chốt như Gopuff, Instacart và Getir đang đầu tư mạnh vào xu hướng này. Dự đoán doanh thu từ thương mại nhanh sẽ đạt 30,8 tỷ USD vào năm 2024. Trung Đông và Indonesia cũng đang đón nhận thương mại nhanh, với mức tăng trưởng thị trường đáng kể được dự đoán trong những năm tới.
Ấn Độ, với dân số am hiểu công nghệ, đang có tốc độ tăng trưởng mạnh trong việc áp dụng thương mại nhanh. Các dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng hằng năm là 49,5%, có khả năng đạt khối lượng thị trường là 7,88 tỷ USD vào năm 2027.
Sự gia tăng của thương mại nhanh đang định hình lại bối cảnh ngành cung ứng hậu cần. Yếu tố cốt lõi thúc đẩy xu hướng này chính là sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng và kỳ vọng đối với việc giao hàng cực nhanh.
Giải quyết lượng khí thải carbon - Ưu tiên toàn cầu
Giảm lượng khí thải carbon đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp tiếp vận trên toàn cầu. Vào năm 2024, ngành này đang tập trung cao độ vào chi phí, công suất, dịch vụ và quan trọng nhất là lượng khí thải carbon.
Hoa Kỳ, với tư cách là nước “đóng góp” khí thải từ hệ thống giao thông vận tải lớn nhất toàn cầu, dự kiến sẽ thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn để giảm lượng khí thải carbon vào năm 2024. Indonesia đang đạt được tiến bộ trong việc xử lý khí thải nhờ xu hướng, nhu cầu bảo vệ môi trường bền vững của người tiêu dùng. Trung Đông, nhưng quốc gia đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nhiên liệu toàn cầu, đang đầu tư vào công nghệ để giảm lượng khí thải carbon.
Có thể thấy, các doanh nghiệp đang điều chỉnh chiến lược của mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các hoạt động thân thiện với môi trường. Việc cố gắng giảm khí thải ngoài mang ý nghĩa đạo đức, còn là động thái chiến lược để cạnh tranh trong thị trường mà người tiêu dùng ngày càng coi trọng tính bền vững, mong muốn bảo vệ môi trường.
Tạm kết
Việc tích hợp AI tạo sinh, cuộc cách mạng đám mây, sự chuyển đổi sang dịch vụ hậu cần ít tài sản, sự trỗi dậy của thương mại nhanh chóng và việc tập trung bảo vệ môi trường, cùng báo hiệu một kỷ nguyên biến đổi cho lĩnh vực tiếp vận. Những doanh nghiệp nắm bắt và điều hướng các xu hướng này có thể trở thành người dẫn đầu trong bối cảnh cạnh tranh và phát triển nhanh chóng.