Hiện nay, hệ thống Cảng biển Nghi Sơn được quy hoạch 51 bến và khu bến, bao gồm: 21 bến tổng hợp, 20 bến và khu bến chuyên dụng và 10 bến container. Tính đến tháng 7-2023 đã có 21 bến đi vào hoạt động. Hiện Cảng Nghi Sơn có năng lực lưu chuyển hàng hóa với công suất dự kiến khoảng 75 triệu tấn/năm. Tại đây, các khu vực phát triển kho xăng dầu, khu dịch vụ cảng, khu vực logistics… cũng đã được quy hoạch chi tiết và đang trong tiến trình đầu tư đồng bộ.

Thế nhưng hiện nay, chỉ có 109 DN đã đăng ký thực hiện thủ tục hải quan qua Cảng Nghi Sơn. Trong những tháng đầu năm 2023, có 17 DN mới đăng ký làm thủ tục hải quan qua cảng. Ngoài DN có trụ sở tại Thanh Hóa thì có thêm 13 DN ngoài tỉnh như TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, Bình Dương, Nghệ An, Bình Định, Ninh Bình… cũng đã thực hiện chuyển dịch vụ XNK về Cảng Nghi Sơn. 

Doanh nghiệp kiến nghị tăng tuyến, nâng tần suất hạ giá thành vào Cảng Nghi Sơn

Ông Phan Đào Vũ, Giám đốc Cảng Quốc tế Nghi Sơn 

Ông Phan Đào Vũ, Tổng Giám đốc Cảng quốc tế Nghi Sơn phát biểu, sau đại dịch COVID-19 hàng hóa về Cảng giảm dần theo các năm cho đến nay. Có thể nói tỉnh Thanh Hóa rất quan tâm cũng như đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ các chuyến tàu cũng như hỗ trợ các cont cảng hàng về xuất nhập tại Cảng. Cảng quốc tế Nghi Sơn cũng khẳng định đầy đủ năng lực bốc xếp hàng thế nhưng kết quả còn quá thấp so với kỳ vọng, nguyên nhân có rất nhiểu yếu tố nhưng đa phần doanh nghiệp mong muốn rằng Cảng Nghi Sơn để tháo gỡ thu hút được doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cảng cần phải tăng tuyến, chuyến tần suất và hạ giá thành.

Doanh nghiệp kiến nghị tăng tuyến, nâng tần suất hạ giá thành vào Cảng Nghi Sơn

Ông Nguyễn Hữu Hoan, Phó Giám đốc Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật PTSC Thanh Hóa

Ông Nguyễn Hữu Hoan, Phó Giám đốc Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật PTSC Thanh Hóa cho biết, cần đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng hải tại Cảng biển Nghi Sơn. Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật PTSC Thanh Hóa sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ với hai bến tổng chiều dài 390m có thể đón tàu lên đến 7 vạn DWT giảm tải và hệ thống kho, bãi ngoại quan, kho chứa hàng, bãi container và bãi chứa hàng có tổng diện tích lên đến 15ha. Chính vì vậy đã thu hút được lượng hàng qua Cảng biển Nghi Sơn ổn định hằng năm lên đến 4,5 triệu tấn.  

Ông Hoàng Bá Thi, đại diện Công ty TNHH Kuwait Việt Nam Petrochemicals kỳ vọng sẽ thực hiện xuất khẩu 100% lượng hàng hóa qua Cảng biển Nghi Sơn. Trong 7 tháng năm 2023, tổng lượng hàng công ty xuất khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn đạt hơn 30% tổng lượng hàng xuất khẩu, tăng gấp 6 lần so với năm 2021. Điều này cho thấy sự phát triển nhanh và mạnh, là kết quả đáng mừng đối với hoạt động XNK tại Cảng biển Nghi Sơn nói chung và với doanh nghiệp nói riêng khi tận dụng được lợi thế cảng cảng biển tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn ảnh hưởng đến việc xuất khẩu tại Cảng biển Nghi Sơn của doanh nghiệp, như: Hiện tại chỉ có 1 hãng tàu CMA khai thác Cảng biển Nghi Sơn với tần xuất 1 chuyến/ tuần, hạn chế về các tuyến, vì vậy chúng tôi chỉ xuất được đến 7 quốc gia qua Cảng biển Nghi Sơn.

Bên cạnh đó, chưa có sự cạnh tranh về giá cước dẫn đến doanh nghiệp cũng không có nhiều lựa chọn, cơ hội xuất khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn trong việc xuất khẩu tại Cảng biển Nghi Sơn như thiếu container rỗng, quy trình thủ tục gắp vỏ contaner, nâng hạ contaner còn kéo dài thời gian, thiếu linh hoạt trong việc cấp contaner khiến doanh nghiệp khó chủ động sắp xếp xuất hàng…

Ông Nghiêm Minh Tiến, Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam phát biểu ý kiến thẳng thắn tại Hội nghị, ông khẳng định hàng hóa nông sản của Việt Nam mỗi năm xuất đi hàng nghìn công hàng sang mỗi quốc gia khác nhau. Cảng quốc tế Nghi Sơn mặc dù có đủ điều kiện để phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa thế nhưng đến nay lượng hàng hóa tại Cảng hạn chế bởi thời gian chờ công hàng từ 10 đến 15 ngày, giá thành xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cảng Nghi Sơn chi phí đang cao hơn gấp 2 lần nhiều cảng biển khác. Điều này rủi do cho cả người mua và người bán.

Doanh nghiệp kiến nghị tăng tuyến, nâng tần suất hạ giá thành vào Cảng Nghi Sơn

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá phát biểu tại hội nghị

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá cho biết cần thêm các giải pháp nhằm đa dạng hóa chủng loại, mặt hàng xuất khẩu và tăng tần suất các chuyến vận tải qua Cảng biển Nghi Sơn. Về vấn đề giá cước vận tải, đề nghị Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh tiếp tục đấu mối, hợp tác, liên kết với các hãng tàu có lợi thế ở khu vực Đông Á cùng hợp tác, liên kết để hạ giá thành phí dịch vụ vận chuyển qua Cảng nhằm nâng cao sức cạnh tranh, thu hút thêm và duy trì bền vững hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cam kết luôn đồng hành, tiếp nhận thông tin để phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực XNK.

Doanh nghiệp kiến nghị tăng tuyến, nâng tần suất hạ giá thành vào Cảng Nghi Sơn

UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, đơn vị ký cam kết về việc đồng hành, hỗ trợ cho các hãng tàu và DN thực hiện hoạt động XNK hàng hoá qua Cảng Nghi Sơn 

Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký cam kết giữa Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đồng hành, hỗ trợ cho các hãng tàu và DN thực hiện hoạt động XNK hàng hoá qua Cảng biển Nghi Sơn.