Để doanh nghiệp Việt Nam “cất cánh” toàn cầu

13:52 - 05/11/2024

Việt Nam rất chú trọng xuất khẩu. Nhiều nhà máy và nhà cung cấp tại Việt Nam đã có hàng chục năm kinh nghiệm xuất khẩu, mang đến lợi thế riêng biệt.

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết khi chia sẻ cùng Diễn đàn Doanh nghiệp về các cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên tục nắm bắt nhu cầu thị trường để cải tiến sản phẩm, song song xây dựng thương hiệu bền vững, dài hạn.

Đánh giá thế về TMĐT xuyên biên giới của Việt Nam trong thời gian qua, ông Gijae Seong cho biết, các đối tác bán hàng Việt Nam đã có sự gia tăng không ngừng trên thị trường toàn cầu thông qua TMĐT xuyên biên giới, trong đó có Amazon. Sự phát triển liên tục không chỉ ở quy mô mà còn là sự đa dạng danh mục sản phẩm và thương hiệu ở nhiều ngành hàng.

Để doanh nghiệp Việt Nam “cất cánh” toàn cầu

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam

- Theo ông, đâu là những lợi thế của các đối tác Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu?

Các đối tác bán hàng Việt Nam có nhiều lợi thế. Việt Nam rất chú trọng xuất khẩu với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các sáng kiến, chính sách của chính phủ. Nhiều nhà máy và nhà cung cấp tại Việt Nam đã có hàng chục năm kinh nghiệm xuất khẩu, mang đến lợi thế riêng biệt.

Ngoài ra, còn có một cộng đồng các doanh nhân trẻ thành công không chỉ trên Amazon mà còn trên nhiều nền tảng thương mại điện tử khác nhau. Những nhà bán hàng này thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về các động lực của thương mại điện tử.

Ngành sản xuất của Việt Nam cũng thu hút sự đầu tư lớn khi nhiều thương hiệu quốc tế chuyển nhà máy đến đây, thúc đẩy sản lượng xuất khẩu. Sự phát triển này đã góp phần củng cố chuỗi cung ứng và gia tăng năng lực sản xuất trong nước. Không những thế, năng lực sản xuất không chỉ phục vụ cho những thương hiệu quốc tế lớn, mà đang dần được mở rộng sang các doanh nghiệp nhỏ hơn, đóng góp tích cực vào sản xuất trong nước.

- Những thách thức nào mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi đưa sản phẩm ra thị trường toàn cầu, thưa ông?

Khi đưa sản phẩm ra thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, hai thách thức chính mà họ sẽ gặp phải có thể kể đến:

Đầu tiên là quyết định sản phẩm để bán. Điều này không chỉ đòi hỏi các nhà bán hàng có sự thấu hiểu nhu cầu thị trường mà còn cần nắm bắt các quy định của thị trường và sự tuân thủ về sản phẩm, từ đó, có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt về sản phẩm để bán ra thị trường. Ngoài ra, trong quá trình phát triển sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải rất linh hoạt để có thể phản ánh nhu cầu của khách hàng trong sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp cần liên tục, linh hoạt và nhanh chóng đọc vị, đáp ứng những thị hiếu mới nhất của thị trường. Đây là một phần quan trọng, đồng thời là thách thức lớn đối với nhiều người bán chưa quen với tốc độ của TMĐT xuyên biên giới nói riêng và TMĐT toàn cầu nói chung.

Thách thức lớn thứ hai là chi phí. Bán sản phẩm từ Việt Nam sang Mỹ đòi hỏi rất nhiều chi phí, đặc biệt về logistics, vận chuyển đầu vào và quản lý tồn kho. Tại Amazon, chúng tôi cung cấp nhiều công cụ và dịch vụ hỗ trợ, do đó người bán trước tiên cần hiểu rõ những công cụ và chương trình nào có thể tận dụng. Tiếp theo, họ cần tìm cách áp dụng những công cụ và chương trình này vào quy trình sản xuất để tối ưu hoá lợi ích sản xuất, đàm phán với nhà cung cấp, và thiết kế chuỗi cung ứng phù hợp, từ đó cải thiện cấu trúc chi phí và vượt qua thách thức này một cách hiệu quả.

- Theo ông, cần những giải pháp nào có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của TMĐT xuyên biên giới?

Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ là rất cần thiết. Hiện nay, Amazon Global Selling Việt Nam đang làm việc chặt chẽ với chính phủ để truyền tải những thông điệp, góc nhìn cụ thể, chính xác nhất về mô hình kinh doanh TMĐT xuyên biên giới. Chúng tôi kết nối chính phủ với các nhà bán hàng để các bộ ban ngành có thể nắm bắt các khó khăn thực tế của các doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ công tác xây dựng và hoạch định chính sách hiệu quả hơn.

Không dừng lại ở đó, Amazon Global Selling Việt Nam tăng cường hợp tác với các cơ quan chính phủ để cung cấp nhiều cơ hội đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Chúng tôi đã khởi động chương trình "TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá", trong khuôn khổ hợp tác cùng Cục TMĐT và Kinh tế số (iDEA) - Bộ Công thương, nhằm đào tạo 10.000 nhân lực TMĐT xuyên biên giới. Trong giai đoạn hai của chương trình, Amazon Global Selling Việt Nam và Cục iDEA đã triển khai sáng kiến "Liên kết Ngành nghề", phối hợp với các hiệp hội ngành nghề quan trọng, để cùng nhau thúc đẩy, tăng cường năng lực TMĐT xuyên biên giới cho các ngành hàng đầu tàu này.

Chúng tôi đang tiếp tục phát triển các sáng kiến hợp tác với các cơ quan chính phủ, chuyên gia ngành và hiệp hội nhằm cung cấp nhiều cơ hội học tập hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương.

Tiếp tục các cam kết hỗ trợ các nhà sản xuất, thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội cất cánh toàn cầu, Amazon Global Selling Việt Nam công bố trọng tâm chiến lược 2025 với định hướng “Tăng tốc. Vươn tầm. Bứt phá thành công.”

Trọng tâm chiến lược 2025 đánh dấu bước tiến quan trọng của Amazon Global Selling Việt Nam trong giai đoạn mới, tiếp tục khai thác tiềm năng xuất khẩu của TMĐT Việt Nam.

- Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu?

Ngày nay, thị trường vận hành dựa trên nhu cầu hơn là nguồn cung. Trước đây, nguồn cung hạn chế giúp sản phẩm mới dễ dàng thu hút người mua. Hiện tại, với nguồn sản phẩm phong phú, việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ là rất quan trọng. Một sản phẩm đại trà, cơ bản có thể thu hút nhiều người nhưng rốt cuộc lại không làm hài lòng bất kỳ ai.

Để xây dựng một thương hiệu thành công, cần xác định rõ khách hàng mục tiêu và giải quyết được các vấn đề cụ thể của họ. Bằng cách kết hợp sự hiểu biết về thị trường mục tiêu cùng với lợi thế bán hàng, các doanh nghiệp có thể thiết lập được bản sắc thương hiệu riêng biệt. Nếu không có sự khác biệt, sẽ rất khó để duy trì hoạt động kinh doanh trên Amazon hay bất kỳ nền tảng nào khác.

Nếu sự thành công ban đầu của nhà bán hàng là nhờ vào sự am hiểu về các nền tảng trực tuyến, họ sẽ sớm đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm tương tự, dẫn đến việc mất thị phần nếu không có yếu tố khác biệt. Do đó, xây dựng thương hiệu là điều cần thiết cho sự tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Chúng tôi đã nỗ lực nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp Việt về xây dựng thương hiệu. Mục tiêu của chúng tôi là giúp các nhà bán tận dụng được các công cụ, công nghệ và các giải pháp tiên tiến của Amazon như Đăng ký Thương hiệu, Chương trình Khuyến mãi tùy chỉnh theo Thương hiệu… để xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả và bền vững.

- Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tham gia một số chương trình gọi vốn trong nước, và họ cũng đang kinh doanh toàn cầu trên Amazon. Nhận định của ông thế nào về điều này?

Có thể thấy rằng, nếu trước đây, các nhà khởi nghiệp chủ yếu tập trung vào các cơ hội trong nước, thì giờ đây đã có sự chuyển biến rõ rệt khi nhiều đơn vị khởi nghiệp nhận ra rằng, mặc dù thị trường nội địa rất quan trọng, nhưng thị trường TMĐT toàn cầu cũng mang đến nhiều cơ hội rộng mở. Đây là một tín hiệu tích cực khi ngày càng có nhiều startup mở rộng tầm nhìn ra thị trường xuyên biên giới.

Trước đây, nhiều nhà khởi nghiệp chưa biết cách đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng toàn cầu hay làm thế nào để thương hiệu của mình bán hàng hiệu quả trên thị trường quốc tế. Với nguồn lực hạn chế, họ phải thận trọng về nơi để đầu tư, và thường chỉ giới hạn ở thị trường trong nước. Nhưng hiện nay, nhận thức về TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, giúp các công ty khởi nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin và các hỗ trợ cần thiết để mở rộng ra toàn cầu. Kết quả là ngày càng có nhiều startup sáng tạo lựa chọn Amazon với mong muốn cùng nhau cất cánh toàn cầu.

- Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh tại Việt Nam đang trở thành xu hướng và là mục tiêu tăng trưởng kinh tế của chính phủ Việt Nam. Amazon có sáng kiến gì để góp phần thúc đẩy phát triển bền vững trong TMĐT xuyên biên giới, thưa ông?

Tại Amazon, chúng tôi đang tích cực tham gia vào nhiều sáng kiến đa dạng nhằm thúc đẩy sự bền vững. Một phần của nỗ lực này là chương trình Vận chuyển trong bao bì sản phẩm (SIPP), trước đây gọi là Vận chuyển trong bao bì riêng (SIOC). Chương trình này cho phép nhà bán hàng vận chuyển sản phẩm bằng bao bì thương hiệu riêng của mình mà không cần Amazon bổ sung thêm vật liệu. Điều này cho phép nhà bán tùy chỉnh các yếu tố thương hiệu và bao bì để khách hàng thấy thương hiệu của mình trong quá trình giao hàng. Với ít bao bì đóng gói hơn, nhà bán hàng sử dụng ít không gian hơn trên xe tải, giúp giảm số lượng xe tải cần dùng và giảm tổng lượng carbon phát thải.

Một sáng kiến ​​khác của Amazon là sử dụng huy hiệu Cam kết Thân thiện với Khí hậu (Climate Plegde Friendly), nhằm nhận diện các sản phẩm đáp ứng các chứng nhận bền vững nhất định. Amazon hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, từ nguồn nguyên liệu thô đầu vào đến quy trình sản xuất. Các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí trên sẽ được gắn nhãn rõ ràng trên các gian hàng Amazon, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Đây là hai trong nhiều sáng kiến mà Amazon đang hỗ trợ các nhà bán hàng nhằm đóng góp vào các nỗ lực phát triển bền vững.

- Ông có thể cho biết Amazon đã trang bị cho các nhà bán hàng những sáng kiến ​​AI nào?

Amazon đang tập trung mạnh mẽ vào việc phát triển và triển khai AI cũng như học máy (machine learning) nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên Amazon, hỗ trợ sự thành công của nhà bán hàng, tối đa hóa năng suất và hỗ trợ một số vấn đề về con người. Mới đây, chúng tôi đã giới thiệu các công cụ AI tạo sinh (generative AI) giúp đăng tải sản phẩm và video thân thiện với người dùng mà không đòi hỏi kiến thức kỹ thuật chuyên sâu.

Chúng tôi đã nhận được phản hồi tích cực từ các đối tác Việt Nam về các công cụ hỗ trợ đăng tải sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi đang rất hào hứng đón chờ một dự án mới hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm. Được công bố tại Hoa Kỳ vào tháng 9, dự án dự kiến mở rộng thêm nhiều ngôn ngữ khác để phục vụ không chỉ người bán hàng tại Mỹ mà còn trên toàn cầu.

Các sáng kiến này đã được giới thiệu đến các nhà bán hàng, và sẽ tiếp tục được hoàn thiện, triển khai với nhiều ngôn ngữ khác nhau nhằm hỗ trợ nhà bán hàng trên toàn thế giới trong thời gian tới.

- Trân trọng cảm ơn ông!

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Ông chủ trường đua - SCTV9

 

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9

 

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Hình Cảnh - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...