Cơ hội cho Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

14:47 - 22/01/2025

Theo Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings, năm 2025, tình hình địa chính trị toàn cầu, đặc biệt là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, sẽ tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam.

Chia sẻ với Doanh Nhân, ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings cho rằng, năm 2025 Việt Nam đối mặt nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đòi hỏi doanh nghiệp linh hoạt thích ứng và phát triển bền vững.

Cơ hội cho Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings.

- Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động và các yếu tố địa chính trị, ông nhận định thế nào về vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu vào năm 2025?

Về thương mại, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, châu Âu và Trung Quốc chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch. Trước căng thẳng Mỹ-Trung, việc Mỹ cân nhắc áp thuế nhập khẩu lên tới 100% với hàng Trung Quốc có thể thúc đẩy dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu sang Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu. Tuy nhiên, một số lĩnh vực sẽ đối mặt thách thức, nhất là khi Mỹ có thể áp thuế cao đối với hàng xuất từ Việt Nam nhưng phụ thuộc vào chuỗi giá trị Trung Quốc. Các doanh nghiệp gia công giá trị thấp, dựa vào nguyên liệu Trung Quốc hoặc có vốn đầu tư từ nước này đứng trước rủi ro bị áp thuế cao hơn.

Về đầu tư FDI, Việt Nam hưởng lợi lớn từ dòng vốn FDI khi nhiều doanh nghiệp Trung Quốc dịch chuyển sang nhằm tránh thuế quan cao từ Mỹ. Trên thực tế, xu hướng này bắt đầu từ năm 2018 và gia tăng mạnh mẽ. Năm 2023, FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng khoảng 80%, và năm 2024 tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ, đặc biệt ở các ngành mà Trung Quốc xuất khẩu mạnh sang Mỹ và Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.

Về thị trường vốn, theo tôi, tác động sẽ nghiêng về rủi ro và mang tính tiêu cực nhiều hơn. Nếu Chính quyền Mỹ dưới thời Trump ưu tiên tăng trưởng, khả năng chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ được áp dụng, làm gia tăng nguy cơ lạm phát. Khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể buộc phải duy trì mức lãi suất cao hiện nay, thay vì hạ lãi suất như kỳ vọng trước bầu cử. Điều này sẽ gây bất lợi cho dòng vốn gián tiếp vào thị trường chứng khoán và khiến việc thu hút vốn ngoại trở nên khó khăn hơn…

Cơ hội cho Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Việc Mỹ cân nhắc áp thuế nhập khẩu lên tới 100% với hàng Trung Quốc có thể thúc đẩy dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu sang Việt Nam


- Theo phân tích của FiinGroup, đâu là những cơ hội nổi bật Việt Nam có thể tận dụng để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng bền vững trong năm 2025? Đồng thời, những thách thức nào cần vượt qua để hiện thực hóa các mục tiêu này, thưa ông?

Ba yếu tố nổi bật là xuất nhập khẩu tăng trưởng, lợi thế so sánh trong các ngành như chip bán dẫn, và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, đầu tư FDI từ các quốc gia như Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh. Những xu hướng này không thể đảo ngược và sẽ giúp Việt Nam tận dụng cơ hội lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhìn vào cơ cấu đóng góp cho GDP, nếu Việt Nam cải thiện rõ rệt về tiêu dùng nội địa, các vấn đề nội tại của ngành bất động sản được tháo gỡ, đầu tư năng lượng tái tạo được triển khai với Quy hoạch Điện 8, cải thiện mức đầu tư công và với các dự án lớn về hạ tầng và nhất là các dự án đường sắt đang trong giai đoạn chuẩn bị thì tôi tin Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 8% hoặc thậm chí hai con số (10%) một cách bền vững. Khi đó, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu, thu hút mạnh mẽ không chỉ dòng vốn FDI mà còn cả các nguồn đầu tư tư nhân trong nước..

Bên cạnh những cơ hội lớn, Việt Nam cũng đối mặt với một số thách thức. Thứ nhất, môi trường lãi suất quốc tế có thể tác động đến thị trường tài chính và FDI, đặc biệt khi chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn như Mỹ thay đổi. Thứ hai, các ngành chủ chốt như bất động sản, năng lượng và hạ tầng đã gặp khó khăn trong những năm qua, đặc biệt là tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, mặc dù một số địa phương đã cải thiện tiến trình cấp phép và giải quyết các vấn đề pháp lý. Nếu không giải quyết triệt để những thách thức này, tăng trưởng kinh tế khó có thể đạt được mức cao hơn, thậm chí có thể bị kìm hãm.

- Trước những biến động của tình hình kinh tế và chính trị quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ Mỹ - Trung và sự thay đổi trong chính sách thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị như thế nào để thích ứng, nắm bắt cơ hội và giảm thiểu rủi ro hiệu quả?

Trước triển vọng kinh tế năm 2025, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng và mô hình kinh doanh. Chẳng hạn, trong ngành dệt may, các doanh nghiệp gia công tập trung vào thị trường châu Âu có thể chịu tác động ít hơn, trong khi những doanh nghiệp phụ thuộc vào chuỗi giá trị đầu vào từ Trung Quốc sẽ đối mặt với rủi ro lớn hơn. Do đó, việc chuẩn bị các kịch bản khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện và đối phó với các thay đổi bất ngờ khi thực tế diễn ra, nhất là khi tình hình địa chính trị và thương mại có thể có những biến động lớn.

Hơn hết, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là một chiến lược quan trọng để giảm thiểu rủi ro hơn hết trong bối cảnh này. Các doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống như Mỹ, mà cần mở rộng sang các thị trường tiềm năng như châu Âu, Nhật Bản hoặc khu vực mới nổi như Trung Đông. Tuy nhiên, khi tiếp cận các thị trường khó tính như châu Âu, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về môi trường và phát triển bền vững (ESG), điều này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cam kết lâu dài.

- Trân trọng cảm ơn ông!

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Đường đích chiến thắng - SCTV9

Thám tử thần toán - SCTV9

 

Người bố thân yêu - SCTV9

 

CÙNG SCTV VUI TẾT SUM VẦY - QUÀ ĐẦY Ý NGHĨA

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...