Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bệnh Alzheimer có thể được phát hiện sớm tới 20 năm trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu đã liên kết một loại mỡ cơ thể bao quanh các cơ quan quan trọng ở tuổi trung niên với các protein bất thường trong não. Đây là dấu hiệu của nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng mất trí nhớ sớm.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc thay đổi lối sống để giảm mỡ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Mahsa Dolatshahi cho biết: “Kết quả này được phát hiện vì chúng tôi đã nghiên cứu bệnh lý học của bệnh Alzheimer từ độ tuổi trung niên – khoảng 40 và 50 tuổi – khi bệnh lý học đang ở giai đoạn đầu và những thay đổi tiềm ẩn như giảm cân và giảm mỡ nội tạng có hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh”.
Béo phì và mỡ nội tạng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ảnh: Health
Có tới một triệu người mắc chứng mất trí nhớ ở Anh và con số này dự kiến sẽ tăng lên, trong khi ước tính có khoảng 6,9 triệu người Mỹ mắc bệnh Alzheimer.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tập trung vào mối liên hệ giữa các yếu tố liên quan đến lối sống có thể thay đổi, chẳng hạn như béo phì, phân bố mỡ cơ thể và các khía cạnh chuyển hóa, với bệnh lý Alzheimer. “Nghiên cứu này không chỉ sử dụng BMI để mô tả lượng mỡ cơ thể chính xác hơn bằng MRI mà còn tiết lộ về lý do tại sao béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer”, Tiến sĩ Mahsa cho biết thêm.
Biết rằng béo phì và mỡ nội tạng ảnh hưởng tiêu cực đến não sẽ mở ra khả năng điều trị bằng cách thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc giảm cân thích hợp có thể cải thiện lưu lượng máu lên não, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Nguồn: vtv.vn
Đang gửi...