Điều gì xảy ra khi AI “tấn công” vào thế giới làm đẹp?

12:09 - 29/07/2024

Pha trộn phấn trang điểm thích hợp với từng loại da, màu da, trang điểm trên màn hình phẳng tạo độ sắc nét và nhận diện không khác gì thử sản phẩm thật… - trong thế giới làm đẹp, AI có vẻ còn làm được nhiều điều hơn thế.

Điều gì xảy ra khi AI “tấn công” vào thế giới làm đẹp?

Trong ngành công nghiệp làm đẹp đang phát triển nhanh chóng hiện nay, sự giao thoa giữa nghệ thuật, sáng tạo và công nghệ đã trở nên nổi bật hơn bao giờ hết

Từ bình đẳng trang điểm đến "đo ni đóng giày" mỹ phẩm

Từ trải nghiệm trang điểm đến rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm mới, AI đang cho thấy sức mạnh không thể chối cãi của nó khi “dấn thân” vào ngành làm đẹp. Các chuyên gia ước tính việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong nghiên cứu như thời điểm hiện tại đã rút ngắn thời gian tung ra sản phẩm mới tại các hãng trung bình là 2 tháng 1 lần. Tuy nhiên, khoảng thời gian này sẽ rút ngắn kỷ lục, thậm chí mỗi tuần 1 sản phẩm mới nếu quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ có tích hợp AI.

Bạn sở hữu làn da dầu, nhạy cảm hay da hỗn hợp nhiều mụn, AI sẽ giúp bạn chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp. AI thậm chí có thể đo lường được loại son hay nước hoa nào sẽ được ưa chuộng và quyết định thay con người nên sản xuất dòng nào, số lượng bao nhiêu. Đây rõ ràng là chuyện không tưởng nhưng thực tế đang hoặc sẽ diễn ra trong tương lai gần. Điều đó đồng nghĩa mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng ngày càng được cá nhân hóa ở mức tối đa nhất, ngay cả khi bạn có khiếm khuyết trên cơ thể. Ở khía cạnh tích cực này, AI mang đến cơ hội làm đẹp bình đẳng cho tất cả mọi người, miễn là họ muốn đẹp hơn, tự tin hơn.

Thực tế cho thấy, L'Oréal và Sephora thuộc LVMH đang tận dụng AI để phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng. L'Oréal hợp tác với Prada tạo ra dụng cụ thoa son chính xác có tên HAPTA, hỗ trợ những cá nhân khuyết tật tay trong việc trang điểm. Sản phẩm được đánh giá cao về tính nhân văn. Tương tự, ứng dụng AI cải tiến dành cho người khiếm thị của Estée Lauder thực sự là một bất ngờ trong việc nâng cao trải nghiệm trang điểm hướng đến nhóm người không may.

Điều gì xảy ra khi AI “tấn công” vào thế giới làm đẹp?

Thương hiệu mỹ phẩm Fenty của ca sĩ Rihanna là 1 trong 2 cái tên đình đám tiên phong ở lĩnh vực làm đẹp ảo

Tại Hàn Quốc, một robot tích hợp AI dành riêng cho ngành làm đẹp do Amore Pacific nghiên cứu cũng đã được đưa vào thử nghiệm. Không chỉ pha son, phấn má với bất kỳ màu sắc nào người dùng yêu thích, robot này còn có khả năng phân tích màu da, khuôn mặt và tính toán, với những gương mặt khác nhau, sắc tố da khác nhau từ dữ liệu nhiều năm của thương hiệu rồi ngay lập tức pha chế ra màu phấn và son phù hợp nhất. Đại diện Amore Pacific tiết lộ, robot này có thể mang đến cho người dùng 205 màu phấn nền và 366 màu son để họ lựa chọn.

Bên cạnh đó, các nền tảng chăm sóc da tích hợp AI có thể theo dõi tiến trình của người dùng theo thời gian, cho phép liên tục sàng lọc và tối ưu hóa thói quen của họ. Wayne Liu - đồng sáng lập Perfect, công ty phát triển AI và AR cho ngành làm đẹp và thời trang - giải thích với Forbes: “Bằng cách phân tích dữ liệu về các yếu tố như loại da, mục tiêu làm đẹp, cải thiện sức khỏe làn da và hiệu quả của sản phẩm, các thương hiệu có thể đề xuất các sản phẩm được cá nhân hóa, tuyển chọn nội dung và đưa ra các chương trình khuyến mãi có mục tiêu để mang lại kết quả tốt hơn nữa”. “Phương pháp chăm sóc da được cá nhân hóa giúp nâng cao hiệu quả của các sản phẩm làm đẹp và thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu mạnh mẽ hơn”, Toto Haba - Phó chủ tịch cấp cao về tiếp thị và truyền thông của Benefit Cosmetics - nhấn mạnh.

Ngôi vương thuộc về vẻ đẹp kỹ thuật số?

Ở khía cạnh khác, dễ dàng nhận thấy ranh giới giữa thực và ảo ngày càng được xóa mờ. Không quá khó để nhìn thấy sự chào đón thế hệ người mẫu ảo hay vẻ đẹp kỹ thuật số lên ngôi và được chào đón chẳng hề kém vẻ đẹp thật. Một trong những minh chứng điển hình là cuộc thi Miss AI đầu tiên trên thế giới được tổ chức World AI Creator Awards (WAICA) và nền tảng nhà sáng tạo Fanvue của Anh phát động, thu hút khoảng 1.500 lập trình viên toàn thế giới. Hội đồng giám khảo gồm 4 chuyên gia, trong đó có 2 người mẫu ảo nổi tiếng Emily Pellegrini và Aitana Lopez. 2 giám khảo còn lại là chuyên gia tiếp thị người Anh Andrew Bloch và Sally-Ann Fawcett - nhà báo, cựu giám khảo Hoa hậu Anh và Hoa hậu Quốc tế.

Vương miện được trao cho Kenza Layli. Đây là hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới. Cô đang sở hữu khoảng 200.000 người theo dõi trên Instagram và 45.000 người trên TikTok. Vị trí á quân thuộc về người đẹp AI Lalina Valina đến từ Pháp và Olivia C đến từ Bồ Đào Nha.

Điều gì xảy ra khi AI “tấn công” vào thế giới làm đẹp?

Kenza Layli - hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới

Layli do Myriam Bessa - sáng lập Công ty Phoenix AI - tạo ra. Đáng chú ý, Layli hay chính Bessa đã có một phát biểu qua video cho thấy bức tranh hiện tại của vẻ đẹp kỹ thuật số: “AI không chỉ là một công cụ. Nó có thể phá vỡ ngành công nghiệp thời trang và mỹ phẩm, thách thức các chuẩn mực và tạo ra những cơ hội chưa từng có”.
Trong những năm gần đây, số lượng người mẫu AI ngày càng nở rộ và có độ nổi tiếng không kém người mẫu thật. Người mẫu ảo có ảnh hưởng như Lil Miquela và Bermuda đã thu hút được lượng người theo dõi khổng lồ, xác định lại sự tương tác giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Theo tờ Guardian, trào lưu này xuất phát từ việc nhiều người dùng mạng không quá bận tâm những người mẫu trên mạng có phải là người thật hay không. Thay vào đó, họ muốn thỏa mãn nhu cầu nhìn ngắm cái đẹp và tìm hiểu về sản phẩm.

Một khi ranh giới giữa thực và ảo ngày càng được xóa mờ, các thương hiệu làm đẹp cũng không thể đứng yên. Họ nhanh chóng bước vào thế giới ảo siêu vũ trụ nhằm tạo ra những trải nghiệm phong phú nhất cho người dùng cũng như cung cấp các sản phẩm làm đẹp… ảo. Nếu bạn từng nghe đến thời trang ảo, mua quần áo ảo qua các công ty thiết kế thì sản phẩm làm đẹp ảo cũng tương tự. Các thương hiệu như L'Oréal hợp tác với các nền tảng như Ready Player Me cho phép người dùng tạo hình đại diện được làm đẹp bằng cách trang điểm và làm tóc, đón đầu cuộc cách mạng làm đẹp kỹ thuật số.

Điều gì xảy ra khi AI “tấn công” vào thế giới làm đẹp?

L’Oréal hợp tác với Prada tạo ra dụng cụ thoa son chính xác có tên HAPTA, hỗ trợ những cá nhân khuyết tật tay trong việc trang điểm

Có 2 cái tên đình đám tiên phong trong lĩnh vực làm đẹp ảo. Đầu tiên là Rihanna - cô ca sĩ vài năm gần đây được biết đến với thương hiệu mỹ phẩm Fenty hơn là những sản phẩm âm nhạc. Rihanna nhanh chóng đăng ký thương hiệu Fenty với các dòng mỹ phẩm ảo và sản phẩm chăm sóc tóc. Người thứ hai là Paris Hilton. Cô tổ chức một bữa tiệc Halloween trên nền tảng metaverse với sự chung tay của Urban Decay (thương hiệu mỹ phẩm Mỹ, hiện là chi nhánh của L'Oréal) ở Roblox - nền tảng trực tuyến cho phép người dùng chia sẻ trải nghiệm và các loại trò chơi từ âm nhạc đến mô phỏng.

Trở lại câu chuyện của AI trong thế giới làm đẹp, rõ ràng, một cuộc “cách mạng” đang diễn ra từng ngày từng giờ. Công nghệ làm đẹp mới và AI đã mở ra thế giới mới, mang đến những trải nghiệm chưa từng có. Số liệu từ Statista cho thấy, năm 2023, doanh số ngành mỹ phẩm toàn cầu cán mốc 625,6 tỉ USD. Với sự góp mặt của AI, doanh thu này sẽ đạt mức tăng trưởng kép khoảng 20% mỗi năm. Việc ứng dụng AI vào ngành làm đẹp không chỉ giúp các hãng mỹ phẩm gia tăng biên độ lợi nhuận mà còn là xu thế tất yếu để chiều lòng người tiêu dùng ngày càng khó tính.

Thư Hiên
Nguồn ảnh: Internet
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...