Chi trả cho thuốc điều trị ung thư lên tới hơn 7.500 tỉ đồng

09:03 - 16/12/2024

Lần đầu sau 6 năm, danh mục thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) đang được Bộ Y tế bổ sung trên cơ sở đề xuất của các bệnh viện (BV) từ thực tế nhu cầu điều trị. Trong đó, thuốc ung thư (UT) mới có số lượng đứng đầu trong các thuốc đề xuất đưa vào danh mục, dự kiến từ 2025.

Theo GS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên ngành UT đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Tỷ lệ chữa khỏi một số bệnh UT của BV K và một số BV đã ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Một thuận lợi lớn nữa cho người bệnh UT là hầu hết các xét nghiệm, hóa chất, xạ trị, phẫu thuật đều được BHYT chi trả toàn bộ hoặc một phần mặc dù chi phí hết sức tốn kém. Báo cáo gần đây nhất cho thấy năm 2023, chi trả cho thuốc điều trị UT lên tới hơn 7.500 tỉ đồng, chiếm 15,8% tổng chi khám chữa bệnh BHYT, con số này năm 2022 là hơn 6.600 tỉ đồng (chiếm 14,5%).
Chi trả cho thuốc điều trị ung thư lên tới hơn 7.500 tỉ đồng

Bệnh nhân điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM

ẢNH: BVCC

Đồng thời, ông Thuấn cũng băn khoăn trước thực tế là vẫn còn khoảng cách trong tiếp cận các phương pháp điều trị: Chỉ 10% bệnh nhân UT ở các quốc gia thu nhập thấp và 50 - 60% ở các quốc gia thu nhập trung bình có thể tiếp cận xạ trị, so với 90% ở các quốc gia thu nhập cao. Điều này nêu bật sự bất bình đẳng giữa các quốc gia thu nhập cao và thu nhập thấp - trung bình, trong đó có VN.

Theo các chuyên gia, với thuốc điều trị UT, đặc biệt thuốc mới nâng cao hiệu quả điều trị, vẫn có chi phí quá lớn với phần lớn người bệnh và sự tiếp cận thuốc mới vẫn hạn chế do chậm được cập nhật trong danh mục thuốc được BHYT chi trả; hoặc được chi trả một phần thông qua các chương trình trợ giá, do thuốc UT mới có chi phí lớn, trong khi cần cân đối với nguồn thu - chi quỹ BHYT, cũng như các dịch vụ kỹ thuật cho các bệnh khác. Theo đại diện Vụ BHYT (Bộ Y tế), các thuốc UT đã đề xuất bổ sung danh mục là thuốc mới, với mức đề xuất thanh toán 50 - 70%, vì thuốc mới rất đắt.

Về chi phí điều trị bằng các thuốc mới có thể từ vài chục triệu đồng/liệu trình điều trị. Mỗi chu kỳ 3 tuần, và một số thuốc dùng 5 - 6 chu kỳ; nhưng có thuốc phải dùng 18 chu kỳ/năm; có thuốc dùng đến khi không thể dùng được nữa, nghĩa là kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm, tùy từng trường hợp. Do đó, chi phí trung bình khoảng 300 - 400 triệu đồng/năm.

Cùng với mở rộng danh mục thuốc UT trong danh mục quỹ BHYT chi trả, để đáp ứng việc chẩn đoán, điều trị bệnh UT, Bộ Y tế có Thông tư số 35/2016/TT-BYT ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Trong đó, đã sửa đổi, bổ sung điều kiện thanh toán của dịch vụ kỹ thuật chụp PET/CT khi xác định tái phát/di căn đối với bệnh UT đường mật, UT tinh hoàn, UT khoang miệng, UT tế bào hắc tố, U nguyên bào thần kinh, UT dạ dày. Bổ sung điều kiện thanh toán đối với một số chất chỉ điểm khối u (CA 125, CA 15-3, CA 72 - 4…) để chẩn đoán UT di căn không rõ u nguyên phát. Định lượng SCC (Squamous cell carcinoma antigen) máu, xét nghiệm đột biến gen Her 2 UT vú...

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...