Cảnh báo nguy cơ tai nạn bỏng ở trẻ em

10:42 - 20/07/2024

Khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận nhiều trẻ bị bỏng và đáng lo ngại, phần lớn trẻ bị bỏng là do sự bất cẩn của người lớn.

Cảnh báo nguy cơ tai nạn bỏng ở trẻ em

 

Mới đây, khoa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi L.T.S. (22 tháng tuổi, trú tại Thanh Chương, Nghệ An) nhập viện do bị bỏng nặng.

Theo lời kể của người nhà, thời điểm xảy ra sự việc, bệnh nhi đang chơi 1 mình thì va vào bình nước sôi dùng để pha sữa. Sau tai nạn, bệnh nhi quấy khóc nhiều, bỏng nhiều vùng mặt cổ, phần ngực, bụng, tay và chân.

Bệnh nhi được gia đình tự sơ cứu bằng cách để vùng bỏng dưới vòi nước và nhanh chóng đưa tới bệnh viện huyện. Tại đây, các bác sĩ tiến hành băng bó và đặt thuốc giảm đau cho bệnh nhi. Buổi sáng cùng ngày, bệnh nhi được chuyển tới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị. 

Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhi bỏng nhiều vùng mặt cổ, phần ngực, bụng, 2 tay và chân trái, bỏng độ III diện tích khoảng 20%. Bệnh nhi được xử trí chống sốc, giảm đau, bù dịch, sơ cứu bỏng và chăm sóc theo dõi tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng.

Tương tự, bệnh nhi H.D.T. (32 tháng tuổi, trú tại Tân Kỳ, Nghệ An) cũng bị bỏng do ngã vào nồi nước sôi.

Đây chỉ là một trong số nhiều tình huống tai nạn sinh hoạt rất đáng tiếc thường gặp ở trẻ em do bỏng gây ra. Lứa tuổi bị bỏng nhiều nhất là từ 2 đến 5 tuổi. Bởi đây là lứa tuổi rất hiếu động, thích khám phá nhưng lại chưa nhận thức được về sự nguy hiểm mà các hành động mình gây ra.

Theo TS.BS Thái Văn Bình, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng, mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bỏng bởi những nguyên nhân khác nhau như bỏng nước sôi, bỏng điện, bỏng hoá chất… Bên cạnh những ca bỏng nhẹ cũng có những ca bỏng nặng, bỏng sâu, bỏng diện tích lớn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng vết bỏng, nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được can thiệp và điều trị đúng cách.

– Đưa trẻ ra khỏi vị trí bỏng.

– Làm mát vùng bỏng bằng cách ngâm vào nước sạch trong khoảng 30 phút, lưu ý sử dụng nước mát, không dùng nước lạnh, nước ấm vì có thể làm tăng độ bỏng.

– Che phủ tạm thời vết bỏng bằng các vật liệu sạch như gạc y tế, khăn mặt, vải màn sạch…

– Băng ép nhẹ vết bỏng để hạn chế hình thành nốt phồng và phù nề chi.

– Không đắp các loại thuốc mỡ, dầu, nước mắm, lá cây… vào vùng bỏng.

– Không làm trợt, loét vết bỏng, bóc vỏ vòm nốt phồng, bỏng nhằm hạn chế phù nề vùng bỏng.

– Sau đó, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...