Cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) các công trình giao thông trọng điểm do Sở GTVT chủ trì xây dựng đề án. Ban Quản lý dự án ĐTXD các công trình có công năng phục vụ hỗn hợp về các dự án TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) do Sở TN-MT chủ trì.
Ban Quản lý dự án ĐTXD các công trình có công năng phục vụ hỗn hợp về các dự án PPP (đối tác công tư) do Sở KH-ĐT chủ trì.
Sở Nội vụ đề nghị 3 sở nêu trên gửi văn bản trước ngày 21.10 để tổng hợp, báo cáo UBND TP.HCM xem xét quyết định.
Hồi năm 2019, TP.HCM có một đợt sáp nhập các ban quản lý đầu tư xây dựng thành 4 siêu ban: Ban Quản lý Đường sắt đô thị, Ban Quản lý dự án ĐTXD Hạ tầng đô thị, Ban Quản lý dự án ĐTXD các công trình giao thông và Ban Quản lý dự án ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp. Đầu năm 2024, TP.HCM cũng tổ chức lại Ban Quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hiện TP.HCM có hàng chục ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, từ dự án chuyên ngành cấp thành phố cho đến dự án theo địa bàn ở quận, huyện. Ngoài 4 siêu ban kể trên còn có ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực ở 22 quận, huyện và TP.Thủ Đức.
Chưa kể, một số sở, ngành, ban quản lý vẫn còn duy trì mô hình ban quản lý dự án trực thuộc có chức năng về đầu tư xây dựng. TP.HCM cũng duy trì 3 ban quản lý khu vực phát triển đô thị (Thủ Thiêm, Tây Bắc, Nam Sài Gòn).
Năm 2024, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM rất lớn, lên đến hơn 79.200 tỉ đồng, tập trung chủ yếu ở 4 siêu ban quản lý. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân 9 tháng đầu năm của địa phương mới đạt 20,2%, thấp hơn bình quân cả nước.
Cả 4 siêu ban quản lý nêu trên đều có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ bình quân của TP.HCM: Ban Dân dụng và công nghiệp chỉ giải ngân 8,6%, Ban Giao thông giải ngân 19,7%, Ban Hạ tầng đô thị được 7,9%, còn Ban Đường sắt đô thị đạt 17,1%.