Hàng loạt dự án nước sạch ở Hà Tĩnh chậm tiến độ

08:13 - 07/08/2024

Từ năm 2022 đến nay, tỉnh Hà Tĩnh quyết định đầu tư xây dựng 17 nhà máy cấp nước sạch sinh hoạt vùng nông thôn với tổng kinh phí hơn 473 tỉ đồng, song đến nay nhiều dự án vẫn bị chậm tiến độ.

Liên tục gia hạn

Dự án nhà máy nước sạch H.Hương Khê (Hà Tĩnh) phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 5.2016 với tổng kinh phí trên 229 tỉ đồng, do UBND H.Hương Khê làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng đầu nguồn nước sông Tiêm (thuộc địa phận xã Phú Gia, H.Hương Khê).

Hàng loạt dự án nước sạch ở Hà Tĩnh chậm tiến độ

Dự án nhà máy nước Khe Xai được gia hạn nhiều lần vẫn chưa thể hoàn thành

PHẠM ĐỨC

Theo thiết kế, nhà máy có công suất 13.700 m3/ngày đêm, cung cấp nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh cho người dân ở 1 thị trấn và 8 xã trên địa bàn H.Hương Khê. Dự án được khởi công tháng 2.2020, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 8.2022.

Tuy nhiên, do gặp khó khăn về mua sắm vật tư, trang thiết bị và phải lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước trải dài trên nhiều xã nên tiến độ thi công bị ảnh hưởng. Mặc dù được UBND tỉnh Hà Tĩnh cho gia hạn 2 lần song đến nay nhà máy nước sạch này mới chỉ hoàn thành khoảng 98% khối lượng.

Theo chủ đầu tư, đến nay vẫn còn 2,2 km đường ống dẫn nước chưa thi công được do vướng mắc về mặt bằng. Ngoài ra, dự án có lắp đặt đấu nối 9.435 cụm hộp đồng hồ vào từng hộ dân nhưng hiện chưa đủ điều kiện bàn giao, đưa vào vận hành khai thác để cấp nước sinh hoạt đến hộ dân.

Ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Phú Gia, cho biết từ trước đến nay, hơn 1.300 hộ dân với 5.200 nhân khẩu trên địa bàn xã phải sử dụng nước để sinh hoạt từ giếng đào và giếng khoan không mấy đảm bảo vệ sinh. Người dân rất vui mừng, phấn khởi kể từ khi có dự án nhà máy nước được xây dựng trên địa bàn xã. Tuy nhiên, sau nhiều năm xây dựng, đến nay nhà máy vẫn chưa thể đưa vào hoạt động.

"Dự án chưa thể hoàn thành theo dự kiến do còn một đoạn đường ống chưa thể lắp đặt vì vướng phải dự án làm đường ở trung tâm huyện. Mặc dù gặp khó nhưng UBND huyện vẫn đang nỗ lực để hoàn thành, dự kiến sẽ đưa nhà máy đi vào hoạt động để cấp nước sạch cho các hộ dân vào tháng 9 năm nay", ông Nhân thông tin.

Tương tự, dự án nhà máy nước sạch sinh hoạt Khe Xai (đóng tại xã Thạch Xuân, H.Thạch Hà, Hà Tĩnh) với công suất thiết kế 600 m3/ngày đêm được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đầu tư xây dựng với kinh phí 44 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 - 2022. Sau khi hoàn thành, nhà máy cung cấp nước sạch cho khoảng 1.500 hộ dân vùng phía tây nam H.Thạch Hà.

Dự án sau đó bị chậm tiến độ và đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh gia hạn 3 lần. Lần 1 đến ngày 31.12.2022, lần 2 đến ngày 30.9.2023 và lần 3 đến ngày 30.6.2024.

Ông Nguyễn Huy Hà, Chủ tịch UBND xã Thạch Xuân, nói rằng toàn xã có khoảng 6.000 hộ dân với 7 thôn, trong đó một số thôn phải sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng đào bị nhiễm phèn. Thời gian qua, việc công trình cấp nước sinh hoạt Khe Xai chậm tiến độ là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vì có phát sinh một số hạng mục được tỉnh chấp thuận muộn và việc nhập vật tư từ nước ngoài về chậm.

"Việc nhà máy nước thi công kéo dài đồng nghĩa với việc người dân vẫn đang phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo. Người dân đã rất kỳ vọng và mong mỏi nhà máy nước sớm đi vào hoạt động. Hiện nay, chất lượng nước đầu vào của nhà máy đang cần phải kiểm tra lại. Dự kiến khoảng 1 tháng nữa mới hoàn thành việc đấu nối đường ống, lắp hệ thống công tơ để đưa vào hoạt động", ông Hà nói.

Chậm tiến độ chủ yếu do… khách quan

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn từ 2022 đến nay, tỉnh Hà Tĩnh quyết định đầu tư, xây dựng 17 công trình cấp nước sinh hoạt với tổng kinh phí hơn 473 tỉ đồng nhưng nhiều dự án đang bị chậm tiến độ.

Đến nay, mới có 6 dự án đã triển khai thi công; 7 dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi; 3 dự án đang trình thẩm định, phê duyệt và 1 dự án đang trình thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi.

Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, việc chậm tiến độ của các dự án nước sạch nông thôn hiện nay chủ yếu là do nguyên nhân khách quan vì vướng nhiều thủ tục liên quan đến quy hoạch, điều chỉnh quy mô.

Ngoài ra, địa bàn thực hiện trải dài trên nhiều địa phương khác nhau nên gây phát sinh một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Cạnh đó, các địa phương chậm bố trí nguồn vốn đối ứng theo quy định làm ảnh hưởng đến công tác phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các công trình cấp nước được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh, đến nay, toàn tỉnh có 25 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung với công suất thiết kế 25.480 m3/ngày đêm, công suất khai thác thực tế 19.669 m3/ngày đêm (đạt 77,19%); 14 hệ thống đấu nối với công trình cấp nước sạch đô thị.

Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt tối thiểu 50%. Tuy vậy, tính đến nay, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn là 64,10%, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung chỉ mới đạt 26,79%.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Ông chủ trường đua - SCTV9

 

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9

 

Hình Cảnh - SCTV9

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh