Nhìn lại con đường gia nhập NATO đầy gian nan của Thụy Điển

09:29 - 26/01/2024

Những nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển đã bị trì hoãn gần hai năm nhưng rồi cũng vượt qua rào cản cuối cùng khi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận cho phép quốc gia Bắc Âu này gia nhập liên minh.

Tại sao Thụy Điển muốn gia nhập NATO?

Thụy Điển đã đứng ngoài các liên minh quân sự trong hơn 200 năm qua và từ lâu đã từ chối việc trở thành thành viên NATO. Nhưng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022, nước này đã từ bỏ chính sách không liên kết lâu đời. Stockholm đã quyết định nộp đơn xin gia nhập liên minh cùng nước láng giềng Phần Lan gần như chỉ sau một đêm.

Cả Thụy Điển và Phần Lan đều có mối quan hệ chặt chẽ với NATO sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng dư luận vẫn kiên quyết phản đối tư cách thành viên đầy đủ cho đến khi xảy ra xung đột ở Ukraine.

Không liên kết về mặt quân sự được coi là cách tốt nhất để tránh tạo ra căng thẳng với Nga, nước láng giềng hùng mạnh của họ ở khu vực Biển Baltic. Nhưng việc Nga đưa quân sang Ukraine đã gây ra một sự thay đổi mạnh mẽ ở cả hai nước. Các cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ của người dân gia tăng đối với việc cả hai nước Bắc Âu gia nhập NATO.

Các đảng chính trị ở cả Phần Lan và Thụy Điển đều quyết định rằng họ cần những đảm bảo an ninh cho quốc gia. Điều đó chỉ có được khi có tư cách thành viên đầy đủ trong liên minh do Mỹ lãnh đạo.

Tại sao chặng đường gia nhập của Thụy Điển lại khó?

Trong khi Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của NATO vào tháng 4/2023 thì đơn đăng ký của Thụy Điển đã bị Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary cản trở.

Để đồng ý cho Thụy Điển tham gia, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đưa ra một loạt điều kiện, bao gồm lập trường cứng rắn hơn đối với các nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là mối đe dọa đối với an ninh của mình. Chẳng hạn như phiến quân người Kurd và mạng lưới đối lập mà Ankara cho rằng đã tạo ra cuộc đảo chính thất bại năm 2016.

Mặc dù chính phủ Thụy Điển đã cố gắng xoa dịu Tổng thống Erdogan bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ và hứa hợp tác chống khủng bố, nhưng các cuộc biểu tình công khai ở Thụy Điển của lực lượng ủng hộ Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và những người chống Hồi giáo, đốt Kinh Qur’an đã làm tình hình thêm phức tạp.

Áp lực từ Mỹ và các đồng minh NATO khác đối với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm loại bỏ sự phản đối của nước này đối với tư cách thành viên của Thụy Điển dường như không có tác dụng. Mọi việc chỉ trở nên sáng sủa hơn khi ông Erdogan tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm ngoái rằng ông sẽ gửi tài liệu tới Quốc hội để phê duyệt. 

Nhưng vấn đề này lại bị giữ lại tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi các nhà lập pháp tổ chức bỏ phiếu vào hôm 23/1 và phê chuẩn nghị định thư gia nhập của Thụy Điển với 287 phiếu bầu trên 55 phiếu.

Như vậy, hiện chỉ còn Hungary là rào cản cuối cùng trong nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển. Hungary ban đầu không đưa ra bất kỳ lý do rõ ràng nào cho sự chậm trễ của mình và Thủ tướng Viktor Orbán từ lâu đã khẳng định rằng đất nước của ông sẽ không phải là quốc gia cuối cùng chấp thuận cho Thụy Điển. Nhưng giọng điệu đối với Stockholm đã cứng rắn hơn vào năm ngoái, khi Hungary cáo buộc các chính trị gia Thụy Điển đã nói “những lời dối trá trắng trợn” về tình trạng nền dân chủ của Hungary.

Thủ tướng Orbán, người áp dụng lập trường thân thiện với Điện Kremlin trong vấn đề Ukraine, cho biết hôm thứ 23/1 rằng ông đã mời Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tới Budapest để thảo luận về “sự hợp tác trong tương lai trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng với tư cách là đồng minh, đối tác.”

Trong trường hợp thuận lợi, Quốc hội Hungary sẽ triệu tập một phiên họp bất thường để thảo luận về việc gia nhập NATO của Thụy Điển. Còn theo dự kiến, tới ngày 26/2, phiên họp của quốc hội nước này mới diễn ra.

Thụy Điển sẽ mang gì đến cho NATO?

Việc kết nạp Thụy Điển vào NATO sẽ giúp biên giới của NATO bao quanh biển Baltic. Đây là vùng biển rất quan trọng trong con đường hàng hải của Nga trong đó có hai vùng đất chiến lược là thành phố St.Petersburg và Kaliningrad.

Lực lượng vũ trang Thụy Điển, mặc dù đã giảm mạnh kể từ Chiến tranh Lạnh, nhưng được coi là lực lượng tăng cường tiềm năng cho khả năng phòng thủ tập thể của NATO trong khu vực. Thụy Điển có lực lượng không quân và hải quân hiện đại, đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng để đạt mục tiêu 2% tổng sản phẩm quốc nội của NATO.

Thụy Điển cũng có một nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Trong những năm gần đây, Thụy Điển thường được xếp ở vị trí từ 12 - 15 trong danh sách các nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới.

Giống như Phần Lan, Thụy Điển trong nhiều năm đã tham gia các cuộc tập trận chung với NATO.

Phản ứng của Nga như thế nào?

Không có gì ngạc nhiên khi Moscow phản ứng tiêu cực trước quyết định của Thụy Điển và Phần Lan khi từ bỏ việc không liên kết và tìm kiếm tư cách thành viên NATO, đồng thời cảnh báo về các biện pháp đối phó không xác định.

Nga cho biết động thái này ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh ở Bắc Âu, nơi mà họ cho rằng "trước đây là một trong những khu vực ổn định nhất trên thế giới".

Cơ quan an ninh Phần Lan hồi tháng 10 cho biết mối quan hệ giữa nước này với Nga đã xấu đi đáng kể và Moscow hiện coi nước láng giềng phía Tây là một quốc gia thù địch. Nga thậm chí còn đóng cửa biên giới với Phần Lan.

Cả Thụy Điển và Phần Lan đều cảnh báo về nguy cơ gia tăng sự can thiệp của Nga.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...