Báo động gia tăng số ca mắc đậu mùa khỉ ở châu Phi, WHO sơ duyệt loại vaccine đầu tiên

13:45 - 16/09/2024

Số ca mắc bệnh đầu mùa khỉ vẫn tiếp tục gia tăng tại châu Phi, khiến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại châu lục này kêu gọi phải tăng cường hơn nữa các biện pháp phát hiện và giám sát bệnh. Loại vaccine phòng đầu tiên cũng vừa được Tổ chức Y tế Thế giới sơ duyệt và có thể đưa vào tiêm chủng vào tháng 10 tới.

Tại thành phố Goma (Congo) - nơi đang chứng kiến đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều người dân dường như “vẫn khá thờ ơ” trước loại bệnh mới này. Theo lo ngại của giới chức y tế địa phương, nhận thức hạn chế của người dân về dịch bệnh có thể khiến dịch không thể kiểm soát.

"Tất cả những gì tôi có thể nói với người dân Goma, vì đây là nơi tôi sống, rằng tôi đã mắc bệnh này ngay tại thành phố này. Tôi không đi du lịch để mắc bệnh. Tôi yêu cầu họ tuân thủ cẩn thận các biện pháp phòng ngừa. Hãy để họ tự bảo vệ mình vì đây là căn bệnh rất dễ lây lan và chỉ cần tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, họ cũng có thể mắc bệnh", một người dân mắc bệnh đậu mùa khỉ chi sẻ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại châu lục này đang có xu hướng tăng. Chỉ riêng trong tuần qua, châu lục này phát hiện hơn 3.000 ca nghi nhiễm mới, trong đó 434 ca được xác nhận và 107 ca tử vong.

Dữ liệu từ cơ quan chăm sóc sức khỏe của Liên minh châu Phi cho thấy, các trường hợp được báo cáo đến từ 15 quốc gia thuộc cả năm khu vực của lục địa, với tỷ lệ tử vong là 2,73%. Trong đó, trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 41% và nam giới chiếm 63% trong số tất cả các trường hợp được xác nhận. Sự lây lan nhanh chóng của bệnh đậu mùa khỉ kể từ tháng 5 đến nay chủ yếu diễn ra ở các quốc gia lân cận CHDC Congo – tâm điểm của dịch bệnh.

Trước diễn biến này, hôm qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi đã tuyên bố khởi động kế hoạch ứng phó chung của lục địa với Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Kế hoạch kéo dài 6 tháng này, từ tháng 9/2024 đến tháng 2/2025, có ngân sách ước tính gần 600 triệu USD. Trong đó, 55% được phân bổ cho các nỗ lực ứng phó mpox ở các quốc gia bị ảnh hưởng và 45% còn lại dành cho hỗ trợ hoạt động và kỹ thuật thông qua các tổ chức đối tác.

Cùng ngày hôm qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã sơ duyệt vaccine của hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic là vaccine đầu tiên phòng bệnh đậu mùa khỉ. Việc được WHO sơ duyệt đồng nghĩa với việc vaccine có chất lượng tốt, an toàn và hiệu quả. Các cơ quan của Liên hợp quốc cũng dựa vào quy trình này trước khi mua các sản phẩm y tế.

Động thái trên mở đường cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận được vacine phòng bệnh đậu mùa khỉ, trong bối cảnh nhiều nước không có công nghệ và nguồn lực để kiểm tra nghiêm ngặt mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine.

Theo Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, việc vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ được sơ duyệt là một bước đi quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh đang bùng phát mạnh ở nhiều nước châu Phi cũng như trong tương lai. Theo khuyến cáo của WHO, vaccine được phê duyệt sẽ có thể được sử dụng đối với trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, cũng như phụ nữ mang thai và những người bị suy giảm miễn dịch, trong trường hợp bùng phát dịch bệnh mà lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn.

Dự kiến, chiến dịch tiêm chủng đầu tiên với 265.000 mũi tiêm được tài trợ sẽ bắt đầu tại CHDC Congo vào đầu tháng 10.

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Người hùng xí nghiệp - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Truy tìm bằng chứng II: Những vụ án mới gay cấn và hấp dẫn

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...