Vì sao tòa muốn đổi thành TAND sơ thẩm, nhưng Viện KSND và Công an thì không?

10:29 - 16/04/2024

Trong khi TAND TP.HCM cho rằng việc đổi tên tòa thành TAND phúc thẩm và TAND sơ thẩm phù hợp với xu thế hiện nay nhưng cần có lộ trình, thì Viện VKSND và Công an TP.HCM đưa ra nhiều ý kiến khác.

Ngày 15.4, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý dự án luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Điểm mới của dự thảo sửa đổi lần này quy định về tổ chức và thẩm quyền thành lập các TAND, tại điều 4 của dự thảo đang đưa ra 2 phương án. 

Cụ thể, phương án thứ nhất là giữ nguyên quy định hiện hành: TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Phương án thứ hai, là đổi tên thành: TAND phúc thẩm và TAND sơ thẩm. 

Cũng tại điều 4 của dự thảo còn có quy định mới mà luật hiện hành không có, là thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt Hành chính; TAND sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ; TAND chuyên biệt Phá sản.

Vì sao tòa muốn đổi thành TAND sơ thẩm, nhưng Viện KSND và Công an thì không?

Bà Ung Thị Xuân Hương (Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM) đề nghị cần nghiên cứu kỹ hơn về việc đổi mới

NGÂN NGA

Theo bà Ung Thị Xuân Hương (Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM, nguyên Chánh án TAND TP.HCM) cho rằng việc đổi mới TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử (phương án 2, điểm c khoản 1 điều 4 dự thảo) thể hiện về mặt hình thức nguyên tắc tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử. 

Mục đích là để khắc phục tình trạng có nhận thức cho rằng tòa án là một cơ quan hành chính thuộc địa phương, gây khó khăn cho việc xử lý, giải quyết các vấn đề về tổ chức và hoạt động của tòa án, ảnh hưởng lớn đến nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án. Vì vậy, bà Hương thống nhất với chủ trương sắp xếp lại tổ chức tòa án theo cấp xét xử.

Tuy nhiên, theo bà Hương, dù dự thảo luật đổi tên TAND sơ thẩm, TAND phúc thẩm nhưng vẫn sắp xếp theo đơn vị hành chính và không làm giảm số lượng các tòa án, là chưa thể hiện đặc thù của mô hình tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử. Ngoài ra, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án này không thay đổi mà vẫn giữ nguyên như quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, thay đổi này của dự thảo mới chỉ dừng lại ở thay đổi tên gọi của các TAND mà chưa có sự thay đổi nào về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tòa án để đáp ứng với chủ trương của Đảng được nêu tại Nghị quyết số 27 NQ/TW.

"Tôi đề nghị cần nghiên cứu kỹ hơn và cần quy định đúng thực chất tổ chức tòa án theo cấp xét xử, chứ không phụ thuộc vào đơn vị hành chính như hiện nay", bà Hương nhấn mạnh.

Ngoài ra, thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt: Hành chính, Sở hữu trí tuệ, Phá sản, theo bà Hương cũng cần xem xét lại vì lượng án không có nhiều và hiện nay các tòa án đều có tòa chuyên trách. 

"Việc thành lập này có cần thiết? Cách đây 8 năm, TAND TP.HCM đã thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên, nhưng đến nay cũng không có nhiều tỉnh trên cả nước thành lập tòa này", bà Hương dẫn chứng.

Vì sao tòa muốn đổi thành TAND sơ thẩm, nhưng Viện KSND và Công an thì không?

Luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND tối cao) đề nghị giữ nguyên tên gọi của tòa hiện nay

NGÂN NGA

Luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND tối cao) đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành: "Theo tôi chưa nên đưa vào dự thảo về thành lập TAND phúc thẩm và TAND sơ thẩm vì các cơ sở lý luận và thực tiễn để thành lập 2 tòa án trên chưa thật sự phù hợp".

Đại diện Viện KSND TP.HCM cũng tỏ ra "không tán thành" việc đổi tên mới, đề nghị giữ nguyên quy định của luật hiện hành về TAND tỉnh, TAND huyện. 

Bởi theo cơ quan này, việc đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án này không thay đổi. Các tòa án vẫn gắn với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh. TAND phúc thẩm vẫn xét xử sơ thẩm một số vụ án.

Vì sao tòa muốn đổi thành TAND sơ thẩm, nhưng Viện KSND và Công an thì không?

Đại diện Viện KSND TP.HCM không tán thành việc đổi mới tên tòa án

NGÂN NGA

Quy định như dự thảo luật chưa đáp ứng được chủ trương của Nghị quyết 27 về "Hoàn thiện cơ chế để khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử" và "bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử".

Cũng theo đại diện của Viện KSND TP.HCM, việc đổi mới của tòa sẽ dẫn đến: "Không thống nhất về tổ chức của các cơ quan tư pháp khác ở địa phương. Như vậy, sẽ phải sửa đổi nhiều luật có liên quan trong lĩnh vực tư pháp để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; phát sinh chi phí tuân thủ như: sửa con dấu, biển hiệu, các loại mẫu giấy tờ…".

Vì sao tòa muốn đổi thành TAND sơ thẩm, nhưng Viện KSND và Công an thì không?

Đại diện Công an TP.HCM đề nghị nên giữ nguyên quy định hiện hành

NGÂN NGA

Đại diện Viện VKSND TP.HCM còn đề nghị cân nhắc việc thành lập tòa án chuyên biệt, cần đánh giá kỹ tác động nếu không sẽ không phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tinh gọn bộ máy Nhà nước.

Lý do, là thực tiễn cho thấy, vụ việc phức tạp liên quan đến phá sản, thương mại quốc tế, sở hữu trí tuệ không có nhiều. Nếu thành lập thì quy định cụ thể tòa án chuyên biệt theo địa hạt tư pháp, trong khi tòa án cấp tỉnh vẫn có đủ năng lực xét xử vụ việc này. Việc TAND cấp cao xét xử phúc thẩm các vụ án của tòa án chuyên biệt được tổ chức theo khu vực dẫn tới sự không tương xứng về phạm vi khu vực giữa TAND cấp cao và TAND sơ thẩm chuyên biệt.

Đại diện Công an TP.HCM cũng cùng quan điểm với Viện KSND TP.HCM là nên giữ nguyên quy định hiện hành vì "phù hợp với các cơ quan tư pháp hiện nay".

Vì sao tòa muốn đổi thành TAND sơ thẩm, nhưng Viện KSND và Công an thì không?

Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong cho rằng nên đổi mới nhưng cần có lộ trình

NGÂN NGA

Riêng Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong, thì lại cho rằng việc đổi mới này là phù hợp với xu hướng của thế giới hiện nay, thể hiện tính chuyên nghiệp, nhưng "cần phải có lộ trình". Bởi theo ông Phong: "Đối với chi phí hành chính phát sinh khi chỉ cải cách về hình thức thì cũng không tốn kém bao nhiêu, theo tôi chúng ta nên làm".

Việc thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, TAND chuyên biệt Phá sản, ông Phong cũng thừa nhận số lượng án thuộc 2 tòa này là quá ít: "Nếu thành lập thì có gây tốn kém không? Còn thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt Hành chính theo tôi là phù hợp với hiện nay".

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...