Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) dự báo giá xăng bán lẻ trong nước trong kỳ điều hành ngày 30/11/2023 có thể tăng nhẹ khoảng 131 – 282 đồng, lên mức 21.821 đồng/lít (E5 RON 92) và 23.302 đồng/lít (RON 95).

Giá xăng bán lẻ trong nước sẽ tăng?

Giá xăng bán lẻ trong nước trong kỳ điều hành ngày 30/11/2023 có thể tăng nhẹ khoảng 131 – 282 đồng, lên mức 21.821 đồng/lít (E5 RON 92)

Giá xăng bán lẻ trong nước sẽ tăng?

Giá xăng bán lẻ trong nước trong kỳ điều hành ngày 30/11/2023 có thể tăng nhẹ khoảng 131 – 282 đồng, lên mức 23.302 đồng/lít (RON 95).

Giá xăng bán lẻ trong nước sẽ tăng?

Giá dầu hoả bán lẻ được dự báo có thể tăng 230 đồng, lên mức 21.170 đồng/lít.

Giá xăng bán lẻ trong nước sẽ tăng?

Giá dầu diesel có thể tăng giảm không đáng kể, giữ ở mức 20.230 đồng/lít (dầu diesel)

Trong khi đó, giá dầu hoả bán lẻ được dự báo có thể tăng 230 đồng, lên mức 21.170 đồng/lít. Giá dầu diesel và dầu mazut có thể tăng giảm không đáng kể, giữ ở mức 20.230 đồng/lít (dầu diesel) và 15.701 đồng (dầu mazut). Mô hình của VPI dự báo kỳ này Liên bộ không trích lập hoặc chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Giá xăng bán lẻ trong nước sẽ tăng?

Giá xăng bán lẻ trong nước có thể tăng nhẹ 0,6 – 1,2% nếu Liên bộ Tài chính – Công Thương quyết định không trích lập hoặc chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết đã điều chỉnh tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023 lên 2,4 triệu thùng/ngày, do nhu cầu dầu của Trung Quốc đạt mức mức cao nhất từ trước đến nay với trên 17 triệu thùng/ngày. IEA dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023 sẽ đạt 102 triệu thùng/ngày và sẽ tiếp tục tăng 930 nghìn thùng/ngày lên mức 102,9 triệu thùng/ngày vào năm 2024.

IEA cho biết việc Mỹ, Brazil và Guyana tăng sản lượng lên mức cao kỷ lục đã khiến nguồn cung dầu toàn cầu năm 2023 tăng 1,7 triệu thùng/ngày lên mức 101,8 triệu thùng/ngày. Trong năm 2024, các nhà sản xuất ngoài OPEC+ sẽ tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng nguồn cung, dự kiến ở mức 1,6 triệu thùng/ngày, lên mức cao kỷ lục 103,4 triệu thùng/ngày. Việc tạm thời nới lỏng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela theo phân tích của IEA chỉ tác động nhẹ đến nguồn cung, vì việc tăng sản lượng của nước này sẽ mất thời gian và vốn đầu tư.