Là huyện miền núi khó khăn, để hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH năm 2024, Tủa Chùa đã thực hiện nhiều chính sách đồng bộ, không để “cái khó bó cái khôn”.
Theo ông Lường Tuấn Anh, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên cho biết, Tủa Chùa là huyện nghèo, miền núi có 11/12 xã, thị trấn đặc biệt khó khăn, 09/120 thôn, bản, tổ dân phố chưa có điện lưới Quốc gia. Mặc dù được tỉnh, TƯ quan tâm nhưng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có hạn, khả năng thu hút các các nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn huyện còn hạn chế. Đặc biệt, tình hình thời tiết, khí hậu, thiên tai diễn biến bất thường, nắng nóng, hạn hán kéo dài, mưa lũ làm thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp đã tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những tháng đầu năm 2024 gặp rất nhiều khó khăn.
Trước thực tế trên, ngay từ đầu năm huyện đã tập trung thực hiện kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá giới thiệu sản phẩm mà huyện có thế mạnh, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới kinh doanh thương mại theo quy mô hộ kinh doanh cá thể, phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa và triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
Thực hiện nghiêm các quy định về tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đảm bảo đúng quy trình, đúng luật; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp, CCHC.
“Triển khai thực hiện tốt các chương trình muc tiêu quốc gia trên địa bàn, trọng tâm là phát triển các mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, thực hiện kết hợp hiệu quả các nguồn vốn có cùng mục tiêu qua đó góp phần cải thiện hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân hướng đến xây dựng nông thôn mới” , ông Tuấn Anh chia sẻ.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của nhà nước, huyện còn tập trung đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận hành chính công cấp huyện và cấp xã.Thường xuyên rà soát, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, công khai, minh bạch trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, cấp phép xây dựng, thành lập HTX, đăng ký kinh doanh…
Ngoài việc, tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư xử lý các khó khăn vướng mắc, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025.
Hàng năm, huyện tổ chức các hội nghị đối thoại, gặp mặt doanh nhân, doanh nghiệp, HTX, nhà đầu tư trên địa bàn để trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyên vọng, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tổ chức công khai thông tin về quy hoạch chi tiết, quy hoạch vùng đến năm 2030, tầm nhìn 2050, định hướng về mục tiêu, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực của huyện trong thời gian tới. Cung cấp các thông tin giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng ngành nghề sản xuất phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường, có cơ hội tiếp cận được các chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng như phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện.
Qua đó, 9 tháng đầu năm kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện bước đầu đạt được kết quả đáng ghi nhận. Minh chứng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.458,72 tấn (đạt 63,3% kế hoạch). Tổng diện tích trồng 685 ha (đạt 100% kế hoạch); sản lượng nuôi trồng đạt 93,15 tấn (đạt 81% kế hoạch); sản lượng khai thác, đánh bắt đạt 45,72 tấn (đạt 77,4% kế hoạch)...
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 180,6/225,2 tỷ đồng (đạt 80,19% kế hoạch).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 541,8/662,5 tỷ đồng (đạt 81,78% so với kế hoạch); Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện đến 31/8/2024 đạt 671.474 triệu đồng, trong đó ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp đạt 669.900 triệu đồng (đạt 90% dự toán tỉnh và huyện giao). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 17.307 triệu đồng...
Với mong muốn công đồng các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành cùng chính quyền trong việc phản ánh, trao đổi thông tin để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đặc biệt, đồng hành cùng với chính quyền trong việc nghiên cứu, khai thác, phát huy các thế mạnh của địa phương như: phát triển du lịch, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ, nhấtlà lực lượng lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo.
Huyện ra mắt chính quyền thân thiện, tiếp nhận phản ảnh của người dân và doanh nghiệp qua các hình thức văn ban, trực tiếp,, ứng dụng Smart…Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ cấp huyện đến cấp xã, đảm bảo minh bạch, cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Song song đó, huyện chỉ đạo các các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn đảm bảo thực thi đầy đủ điều kiện kinh doanh, tiếp tục rà soát, cải cách quy trình, TTHC, giảm thời gian thực hiện, giải quyết các vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện TTHC.
Mặt khác, huyện tăng cường công tác kiểm tra về cải cách TTHC, công tác tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, công tác giải quyết thủ tục theo mô hình một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn. Đảm bảo thời gian giải quyết các TTHC của các cơ quan, đơn vị, không để các vụ việc của cá nhân, tổ chức bị tồn đọng. Rà soát đơn giản hóa các thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện; thực hiện cắt giảm tối thiểu 30% thời gian so với quy định trong giải quyết TTHC có liên quan đến đất đai, môi trường, nhất là đối với các dự án thu hút đầu tư...
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Hoàng Văn Biển, Giám đốc Công ty TTHH Hoàng Bắc Điện Biên nhìn nhận: “Đối với công ty nói chung, doanh nghiệp trên địa bàn huyện nói chung, trong những năm qua huyện luôn giải quyết kịp thời có hiệu quả các vấn đề bức xúc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư của doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người dân, doanh nghiệp” ông Biển nói.
Đồng tình với nhận định trên, bà Nguyễn Mỹ Linh, Giám đốc Công ty TNHH Hương Linh tỉnh Điện Biên bộc bạch, qua 6 năm thành lập và phát triển trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết Tủa Chùa, công ty được chính quyền huyện đồng hành hỗ trợ xây dựng được ba sản phẩm OCOP 3 sao, dự kiến năm 2024 công ty tiếp tục đăng ký hai sản phẩm OCOP 3 sao.
"Đến nay công ty đã có 12 sản phẩm, trong đó có 2 sản phẩm xuất khẩu nước ngoài, khẳng định thương hiệu vị thế công ty trên thị trường...", bà Linh hồ hởi cho hay.
Bà Linh cũng mong muốn, trong thời gian tới, tỉnh, huyện tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu khoa học để quy hoạch giống chè Tủa Chùa theo từng vùng, để từ đó xây dựng từng sản phẩm riêng. Ngoài ra, huyện tiếp tục tạo điều kiện giúp đỡ công ty mở rộng cơ sở hạ tầng trong vùng nguyên liệu, cũng như tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tạo điều kiện công ty kết nối giao thương mở rông thị trường phân phối, quảng bá sản phẩm.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Đang gửi...