“Nhà sáng lập” hay “nhà quản lý”: (Bài 2) Câu chuyện từ doanh nghiệp

12:08 - 30/09/2024

Ở các lĩnh vực đổi mới sáng tạo phát triển nhanh như công nghệ, những người sáng lập tham gia trực tiếp có thể là một việc cần thiết. Nhưng…

Những nhà sáng lập bị “đẩy đi”

Cùng với việc mở rộng quy mô, nhiều công ty có xu hướng thuê các nhà quản lý chuyên nghiệp vào điều hành kinh doanh, xử lý các hoạt động phức tạp của công ty. Trong tình huống như vậy, nếu những người sáng lập khăng khăng muốn tham gia vào mọi khía cạnh của hoạt động công ty thì sẽ có nguy cơ vấp phải sự phản đối từ các bộ phận.

Các nhà đầu tư thường coi các nhà quản lý chuyên nghiệp là giải pháp để quản lý vĩ mô, tin tưởng vào các nhà quản lý ngay cả khi chiến lược của họ đi ngược lại với định hướng của người sáng lập. Đây là trường hợp của Flipkart, gã khổng lồ thương mại điện tử của Ấn Độ.

“Nhà sáng lập” hay “nhà quản lý”: (Bài 2) Câu chuyện từ doanh nghiệp

Sachin và Binny Bansal, 2 nhà sáng lập công ty Flipkart

Trong giai đoạn Flipkart sắp bị Walmart mua lại, những người sáng lập công ty, Sachin và Binny Bansal, đã dần dần bị các nhà đầu tư đẩy ra ngoài vì họ tin rằng những người nhà quản lý chuyên nghiệp mới là những người cần thiết để xử lý giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của công ty. Mặc dù ban đầu Bansals là người đã gây dựng thành công Flipkart, nhưng khi Walmart mấp mé mua lại công ty, sự tham gia của người sáng lập bị xem nhẹ và trở thành phiền phức trong mắt các bên liên quan.

Một câu chuyện tương tự đã diễn ra tại Lazada, một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á. Sau khi được Alibaba mua lại, người sáng lập Lazada, Maximilian Bittner, đã bị thay thế bằng Bành Lôi, một nhà quản lý chuyên nghiệp của Alibaba vào năm 2018. Việc thay thế này là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Alibaba nhằm liên kết Lazada với mô hình kinh doanh của mình.

Nhưng quá trình chuyển đổi đã gặp phải nhiều thách thức. Lazada đã phải vật lộn để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình trước các đối thủ như Shopee. Chính tình trạng khó khăn của Lazada này khiến nhiều người cho rằng đó là hệ quả của việc “rũ bỏ” nhà sáng lập của sàn thương mại điện tử này. Ban lãnh đạo của Lazada đã bị thay đổi nhiều lần kể từ khi ông Bành được bổ nhiệm, vị trí Tổng giám đốc đã phải qua tay nhiều người trước khi cuối cùng thuộc về James Dong vào năm 2022.

Sự luân chuyển lãnh đạo liên tục này nhấn mạnh sự căng thẳng giữa việc duy trì tầm nhìn của người sáng lập và chuyên nghiệp hóa hoạt động. Liệu việc Lazada mất đi ngọn lửa khởi nghiệp có phải là một phần lý do khiến công ty này gặp khó khăn ở Đông Nam Á không?

Tương tự như vậy có thể kể đến Coffee House của Việt Nam. Kể từ khi nhà sáng lập Hải Ninh rời vị trí tổng giám đốc, chuỗi cà phê này liên tục bị khách hàng ruột phàn nàn là bị “mất chất”. Kết quả là, trong 2 tháng gần đây, chuỗi này phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng ở khắp đất nước.

Mô hình nào cho doanh nghiệp châu Á

Đây vẫn đang là câu trả lời mở. Đối với một số công ty, đặc biệt là những công ty trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo phát triển nhanh như công nghệ, thì rõ ràng những người sáng lập vẫn tham gia trực tiếp có thể là một việc cần thiết. Sự lãnh đạo của ông Vương tại BYD và vai trò của ông Lôi tại Xiaomi chứng minh rằng sự lãnh đạo của người sáng lập có thể phát triển mạnh mẽ ngay cả khi mở rộng quy mô, đặc biệt là khi phù hợp với sứ mệnh của công ty.

Nhưng thực tế là bối cảnh kinh doanh của Châu Á rất rộng lớn và đa dạng. Hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ đang bùng nổ của Trung Quốc có thể không dễ dàng áp dụng với các ngành công nghiệp hoặc thị trường truyền thống khác, nơi hệ thống phân cấp và ra quyết định vẫn chiếm ưu thế. Quá trình chuyển đổi lãnh đạo của Flipkart và Lazada cho thấy rằng, khi các công ty mở rộng quy mô, động lực thúc đẩy chuyên nghiệp hóa, dù là do kỳ vọng của nhà đầu tư hay sự phức tạp trong hoạt động, đôi khi có thể tạo ra sự xung đột giữa việc duy trì tầm nhìn của người sáng lập và thích ứng với nhu cầu tăng trưởng.

Cuối cùng, chìa khóa nằm ở việc cần cân bằng mọi thứ. Những người sáng lập có thể duy trì tầm nhìn của mình trong khi tin tưởng các nhà quản lý giàu kinh nghiệm xử lý công việc vận hành có thể là những người có vị thế tốt nhất để điều hướng sự phức tạp của quá trình mở rộng quy mô ở Châu Á. Chế độ người sáng lập không phải là giải pháp phù hợp cho tất cả mọi công ty, nhưng nếu áp dụng đúng cách, sẽ vừa phát triển được công ty, vừa đi theo tầm nhìn dài hạn của các nhà sáng lập.

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Người hùng xí nghiệp - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Truy tìm bằng chứng II: Những vụ án mới gay cấn và hấp dẫn

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...