Doanh nghiệp nông nghiệp “vắng bóng” trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh

11:03 - 14/09/2024

Vasep nhận thấy doanh nghiệp “vắng bóng” trong đối tượng hỗ trợ của Nghị định về hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp do thiệt hại thiên tai, dịch bệnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật.

Doanh nghiệp nông nghiệp “vắng bóng” trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh

Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và người dân ở nhiều lĩnh vực ngành nông nghiệp.

Góp ý cho Dự thảo Nghị định về hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp sau thiên tai, dịch bệnh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đánh giá cao việc Chính phủ xem xét để ban hành Nghị định kể trên nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, ngành muối nhằm khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh thực vật nhất là trong bối cảnh nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn, thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh – như trường hợp cơn bão Yagi vừa gây ra tại các tỉnh phía Bắc.

Doanh nghiệp không thuộc đối tượng điều chỉnh

Tuy nhiên, Vasep nhận thấy doanh nghiệp lại “vắng bóng” trong các đối tượng hỗ trợ. Theo đó, Dự thảo Nghị định quy định đối tượng hỗ trợ gồm “Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh thực vật gây ra.”

Như vậy, các doanh nghiệp không nằm trong đối tượng hỗ trợ được điều chỉnh bởi Nghị định này.

Theo Vasep, hiện tại và xu hướng tương lai, “doanh nghiệp” là một chủ thể không tách rời, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. “Đó không chỉ là một hình thái 1 cơ bản của “kinh tế nông nghiệp” đang phát triển mạnh mẽ, mà còn là hiện trạng của thực tiễn theo chủ trương của Nhà nước và các văn bản pháp lý hiện hành”, Vasep nêu rõ.

Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật, thì các chủ thể kinh tế là bình đẳng trước pháp luật. Doanh nghiệp nông nghiệp không chỉ tham gia tích cực vào kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy công ăn việc làm, gia tăng sản lượng, chất lượng và giá trị của sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam, đóng góp cho ngân sách địa phương và xã hội.

Bởi vậy, Vasep cho rằng, khi có thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông, thủy sản nói chung thì “doanh nghiệp” hoàn toàn là một đối tượng phù hợp để thuộc danh mục đối tượng nhận hỗ trợ.

Đặc biệt, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, nhiều chính sách thực tiễn trong thời gian từ giai đoạn Covid-19 tới nay, đặc biệt gần đây nhất là công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc “tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau Bão” thì “doanh nghiệp” luôn là chủ thể bên cạnh “người dân” trong các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, Công điện yêu cầu kiểm tra, rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác toàn bộ thiệt hại đối với sản xuất, tài sản của người dân, doanh nghiệp … Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo…..rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn, kịp thời áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho vay để người dân, doanh nghiệp có điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh. Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách giãn hoãn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí,... đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ theo quy định của pháp luật…

Doanh nghiệp nông nghiệp “vắng bóng” trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh

Vasep nhấn mạnh hiện tại và xu hướng tương lai, “doanh nghiệp” là một chủ thể không tách rời, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Do đó, Vasep đề xuất bổ sung thêm đối tượng “doanh nghiệp” có các hoạt động như kể trên vào nội dung của khoản 1 Điều 4. Cụ thể đối tượng hỗ trợ quy định thành “Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh thực vật gây ra.”

Quy trình kéo dài chưa phù hợp

Bên cạnh góp ý về đối tượng hỗ trợ, Vasep cũng đề xuất cải thiện trình tự, thủ tục hỗ trợ thiệt hại. Theo đó, đề xuất Ban soạn thảo và Bộ NN&PTNT xem xét, sửa đổi cơ chế, thủ tục hỗ trợ thiệt hại theo hướng: bổ sung quy định thời hạn cụ thể từ khi ban hành quyết định hỗ trợ đến khi chi trả thực tế; Rút ngắn các thời hạn xử lý các thủ tục hành chính tại từng bước để tăng hiệu quả, tính kịp thời và ý nghĩa chủa chính sách. Do vấn đề “thiên tai hoặc dịch bệnh” nếu xảy ra thì thường trên diện rộng, dự thảo Nghị định cần điều chỉnh để cho phép (phân cấp) UBND cấp xã được quyền chủ trì tập hợp thống kê, thẩm tra thiệt hại của các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm rút ngắn thời gian hỗ trợ khôi phục sản xuất.

Bởi theo lý giải của Vasep, quy định về trình tự thủ tục hỗ trợ thiệt hại gồm các bước chưa phù hợp. Do thủ tục như Dự thảo mới chỉ đề cập đến việc ban hành quyết định hỗ trợ, chứ chưa đề cập đến việc chi trả thực tế.

“Như vậy, có thể dẫn đến tình trạng từ thời điểm UBND cấp huyện ban hành quyết định hỗ trợ cho đến khi tiền hỗ trợ đến tay cơ sở sản xuất bị kéo dài không xác định thời hạn. Tổng thời gian để thực hiện tất cả các công đoạn trên tương đối dài, có thể lên đến 70 ngày hoặc dài hơn. Điều này chưa phù hợp với mục đích của việc hỗ trợ là giúp cơ sở sản xuất nông nghiệp sớm khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh”, Vasep nhận định.

Đồng thời cho rằng thiên tai, dịch bệnh thường ảnh hưởng đến nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp cùng một lúc. Nếu yêu cầu từng cơ sở phải nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục riêng lẻ có thể sẽ phức tạp, tốn kém chi phí, kéo dài thời gian và có thể mất nhiều cơ hội “khôi phục” cho cơ sở. V

Đồng quan điểm, góp ý mới đây của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nhận định, quy trình thủ tục hỗ trợ thiệt hại vẫn chưa hợp lý, minh bạch và cần được hoàn thiện hơn.

Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định thời hạn từ khi ban hành quyết định hỗ trợ đến khi chi trả thực tế. Đồng thời, nghiên cứu rút ngắn các thời hạn xử lý thủ tục hành chính để tăng hiệu quả chính sách.

Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng tới nhiều đối tượng cùng lúc, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu cơ chế để UBND cấp xã chủ trì tập hợp thống kê, đồng thời thẩm tra thiệt hại của các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm rút ngắn thời gian hỗ trợ khôi phục sản xuất.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...