Dịch Covid-19 đã phủ lên bức tranh kinh tế thế giới một màu ảm đạm. Rất nhiều tập đoàn, công ty lớn phải cắt giảm nhân sự, dừng hoạt động và thậm chí phải phá sản.
Ngày 10/5, hãng hàng không Avianca Holdings – Hãng hàng hàng đầu Mỹ la tinh đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Trước đó, Virgin Australia – Hãng hàng không giá rẻ của doanh nhân người Anh Richard Branson, cũng là hãng hàng không lớn thứ 2 tại nước này đã tuyên bố phá sản và ở Đông Nam Á, hãng hàng không quốc gia Thái Lan - Thai Airways International cũng đang đứng trên bờ vực phá sản trong bối cảnh ngành công nghiệp hàng không bị tàn phá nặng nề bởi dịch Covid-19 và mới đây nhất là hãng hàng không Latam Airlines phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chapter 11.
Không chỉ ngành hàng không mà các tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở lĩnh vực khác cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Tại Mỹ, chuỗi trung tâm thương mại xa xỉ Neiman Marcus Group và hãng bán lẻ quần áo J. Crew Group đều đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản và tiếp sau đó là tập đoàn bán lẻ JCPenney (Mỹ). Tại Nhật Bản, Renown - Công ty dệt may lớn nhất tại Nhật Bản cũng phải tuyên bố phá sản…..
Ở Việt Nam, theo Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng với đà suy giảm từ năm 2019, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước chỉ tăng 3,82% so với cùng kỳ, thấp nhất từ năm 2011 tới nay do tác động của dịch COVID-19.
Chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh, quý I - 2020 đã có 1.523 doanh nghiệp TP đã hoàn tất hồ sơ giải thể, tăng 54,5% so với cùng kỳ, 5.088 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, 35 doanh nghiệp ở khu chế xuất, khu công nghiệp báo cáo bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Có thể nói, tất cả doanh nghiệp Việt Nam đều phải gồng mình trước những biến động của nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Một mặt, các doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh nhưng mặt khác vẫn phải duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây quả thực là một bài toán khá nan giải mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hóa giải được dễ dàng.
Truyền hình Cáp SCTV - Nhà cung cấp dịch vụ truyền thông – viễn thông hàng đầu Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Nhận thức rõ được mối nguy hại cũng như hậu quả của dịch Covid-19, ngay từ khi dịch bùng phát, Ban lãnh đạo truyền hình cáp SCTV đã có những biện pháp kịp thời để ứng phó với dịch bệnh.
Để đảm bảo an toàn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, SCTV đã thường xuyên gửi thông báo đến các phòng ban, chi nhánh nêu cao tinh thần trách nhiệm phòng chống dịch bệnh, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách chống dịch Covid-19 và chỉ đạo của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc lưu ý triển khai ứng cứu sự cố thông tin tại các địa phương.
Nhờ vậy, trong suốt thời gian cao trào của dịch Covid-19, hơn 4.500 CB-VN của truyền hình cáp SCTV trên cả nước không có ai bị nhiễm Covid-19 và công tác đảm bảo thông tin và xử lý sự cố thông tin vẫn được triển khai an toàn, hiệu quả.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Văn Úy – Tổng Giám đốc truyền hình cáp SCTV cho biết: “Dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp điêu đứng vì doanh số sụt giảm, hiệu quả không cao, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, hạ lương để giảm bớt chi phí, duy trì hoạt động. Với SCTV, chúng tôi vẫn đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, các chế độ thưởng lễ 30/4, 1/5 hay quốc tế thiếu nhi 1/6 vẫn được công tuy duy trì như mọi năm. Chúng tôi luôn xác định con người là yếu tố then chốt cho mọi thành công, nên truyền hình cáp SCTV rất chú trọng đến việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần của CB-NV để tạo dựng nên một ngôi nhà chung - Đại gia đình SCTV”.
Chính vì lẽ đó, từ một doanh nghiệp ngày đầu chỉ có mấy chục nhân sự hoạt động trong vài quận nội thành TPHCM, đến nay, truyền hình cáp SCTV đã lớn mạnh, trở thành nhà cung cấp dịch vụ truyền thông và viễn thông hàng đầu Việt Nam. Hiện SCTV đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với một lực lượng nhân sự hùng hậu hơn 4.500 CB-NV.
Chị Bùi Thị Kiều Nương – Chủ tịch Công đoàn SCTV bộc bạch: “Với chức năng nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Công đoàn SCTV luôn là cầu nối tin cậy giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chúng tôi luôn theo sát và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động từ đó trao đổi với lãnh đạo công ty để có sự phân công, điều chỉnh hợp lý, phát huy được tối đa hiệu quả nguồn lực. Qua đại dịch Covid-19, chúng tôi đã thấy được sự quan tâm của công ty đến đời sống của CB-NV, đồng thời cũng thấy được sự quyết tâm đồng lòng của CB-NV với công ty. Chúng tôi tự hào vì truyền hình cáp SCTV một tập thể đoàn kết, gắn bó. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể đoàn viên Công đoàn SCTV đã kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ với công ty vượt qua đại dịch. Con đường phía trước sẽ còn nhiều chông gai, nhưng với tinh thần đoàn kết của Đại gia đình SCTV, tôi tin không có một trở ngại nào có thể ngăn được truyền hình cáp SCTV phát triển vững mạnh”.
QĐ
Đang gửi...