Thị trường tài chính biến động sau các dữ liệu lạm phát Mỹ

08:06 - 15/07/2024

Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 hạ nhiệt nhanh hơn so với dự báo. Khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sớm cắt giảm lãi suất, tác động mạnh tới thị trường tài chính.

Thị trường tài chính biến động sau các dữ liệu lạm phát Mỹ

 

Sự chú ý của giới đầu tư vẫn xoay quanh báo cáo vừa được công bố ngày hôm qua tại Mỹ, cho thấy Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 hạ nhiệt nhanh hơn so với dự báo. Diễn biến này đã giúp củng cố niềm tin của giới đầu tư về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm cắt giảm lãi suất, và có tác động mạnh tới các thị trường tài chính.

Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đồng đô la Mỹ đã giảm 0,55% xuống mức 104,47, và có lúc đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua. Đồng yên Nhật có ngày tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ kể từ cuối năm 2022, trong khi đồng bảng Anh cũng chạm mức cao nhất một năm.

Fed được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu, mang lại sự hỗ trợ đáng kể cho giá dầu thô. Cả giá dầu Brent và WTI đều tăng trong phiên này.

Thị trường chứng khoán châu Âu phản ứng khá tích cực với diễn biến mới tại Mỹ. Hầu hết các chỉ số chính trong khu vực đều tăng điểm, đẩy chỉ số STOXX 600 của châu Âu tăng 0,65%.

Ở chiều ngược lại, chứng khoán Mỹ đã không duy trì được khởi đầu tích cực lúc đầu phiên và kết thúc ngày giao dịch với việc hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq ghi nhận mức giảm đáng kể, chấm dứt chuỗi phiên tăng điểm liên tiếp.

Nguyên nhân dẫn tới sự điều chỉnh tại Phố Wall

Thị trường tài chính biến động sau các dữ liệu lạm phát Mỹ

Thị trường tài chính phản ứng tích cực với chỉ số CPI tháng 6 hạ nhiệt

Lạm phát đã hạ nhiệt, và khả năng Fed cắt giảm lãi suất đã gia tăng đáng kể, như kỳ vọng của nhà đầu tư. Thế nhưng chứng khoán Mỹ lại không duy trì được đà tăng tích cực trước đó. S&P 500 và Nasdaq – những chỉ số đã có 6 và 7 phiên liên tiếp đóng cửa ở mức cao kỷ lục, đều quay đầu giảm.

Các số liệu lạm phát đã giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm lúc đầu phiên với S&P 500 và Nasdaq có lúc chạm mức cao kỷ lục. Tuy nhiên sau đó, đã có sự phân hóa tại Phố Wall. Một số nhóm cổ phiếu tiếp tục duy trì được đà tăng như cổ phiếu công nghiệp, bất động sản và đặc biệt là cổ phiếu giá trị vốn hóa nhỏ. Chỉ số Russell 2.000 của nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng tới 3,6%, bởi nhà đầu tư kỳ vọng việc hạ lãi suất sẽ cải thiện điều kiện cho các công ty vừa và nhỏ.

Trong khi, các cổ phiếu giá trị vốn hóa lớn – động lực chính của thị trường suốt thời gian qua sụt giảm, chủ yếu là bởi nhiều nhà đầu tư chốt lời sau những phiên tăng mạnh gần đây, và điều chỉnh một phần dòng vốn sang các cổ phiếu giá trị vốn hóa nhỏ. Tuy nhiên, sự suy giảm chỉ mang tính ngắn hạn, bởi kỳ vọng lãi suất được hạ xuống sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế và tiếp tục hỗ trợ tích cực cho thị trường.

Sự phân hóa trên thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường tài chính biến động sau các dữ liệu lạm phát Mỹ

Khi Fed hạ lãi suất, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ duy trì được triển vọng tích cực.

Nhìn sâu hơn vào các dữ liệu, có thể thấy, giá cổ phiếu các công ty công nghệ lớn – vốn là động lực tăng trưởng chính của thị trường trong thời gian gần đây, như Nvidia, Tesla, Apple, Microsoft hay Meta đều đã sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch vừa kết thúc. Và chính quy mô khổng lồ của các công ty này, đã dẫn tới sự đi xuống của các chỉ số chứng khoán.

Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực trên thị trường vẫn là khá rõ ràng. Bởi các thống kê cho thấy, trong phiên giao dịch ngày thứ năm, đã có tới 80% số công ty thuộc S&P 500 có giá cổ phiếu tăng.

Nhiều chuyên gia kỳ vọng, trong thời gian tới, khi Fed hạ lãi suất, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ duy trì được triển vọng tích cực, theo hướng cân bằng hơn, vẫn dựa trên đà tăng của các cổ phiếu lớn. Nhưng các cổ phiếu nhỏ – vốn chịu nhiều áp lực hơn từ mức lãi suất cao, cũng sẽ có nhiều cơ hội đạt được kết quả khả quan.

Voxpop triển vọng thị trường chứng khoán Mỹ khi Fed giảm lãi suất

Ông Alexander Morris – Giám đốc điều hành, Công ty F/M Investments cho biết: “Việc Fed giảm lãi suất làm cho dòng vốn trở nên rẻ hơn, và cho phép các doanh nghiệp phát triển nhanh hơn. Đó là tin tức tuyệt vời cho các công ty công nghệ lớn, bởi họ sẽ dễ dàng huy động vốn để phát triển, và cổ phiếu có gía trị cao hơn. Nhưng hôm nay, chúng ta cũng đã thấy các nhà đầu tư bắt đầu chuyển hướng khỏi các cổ phiếu công nghệ lớn và tìm kiếm những cổ phiếu khác trong S&P, đó là điều hoàn toàn bình thường. Việc nguồn vốn tập trung vào nhóm 7 – 10 công ty lớn không phải là tín hiệu lành mạnh cho thị trường trong dài hạn, và chúng ta cần thấy nguồn vốn dịch chuyển ra khỏi nhóm này”.

“Thị trường đang có sự tập trung cao độ vào cổ phiếu công nghệ. Có 10 cổ phiếu chiếm tới 38% tỷ trọng và 31% lợi nhuận ròng của S&P 500. Các cổ phiếu này đã thúc đẩy đà tăng của thị trường. Tôi nghĩ, khi bước vào giai đoạn tiếp theo, khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất, sẽ có sự khác biệt. Thị trường vẫn sẽ được thúc đẩy bởi các cổ phiếu giá trị vốn hóa lớn, nhưng chúng ta sẽ thấy mức độ tăng trưởng được phân bổ đều hơn với các cổ phiếu giá trị vốn hóa nhỏ và trung bình”, bà Shana Sissel – Giám đốc điều hành, Công ty Banrion Capital Management cho hay.

Dự báo về triển vọng chính sách của Fed

Thị trường tài chính biến động sau các dữ liệu lạm phát Mỹ

Khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 đã tăng lên tới 85%.

Những dự báo, đánh giá về triển vọng thị trường, dĩ nhiên vẫn phải dựa trên một điều kiện tiên quyết là Fed hạ lãi suất.

Cập nhật mới nhất từ công cụ theo dõi lãi suất CME Group cho thấy, khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 đã tăng lên tới 85%. Đây là mức dự báo cao nhất từ trước đến nay. Thị trường đang kỳ vọng sẽ có hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay vào tháng 9 và tháng 12 tới, mỗi lần cắt giảm 0,25 điểm %; từ đó đưa lãi suất cơ bản tại Mỹ về mức 4,75 đến 5% vào giai đoạn cuối năm.

Các chuyên gia dự đoán rằng khả năng Fed cắt giảm lãi suất sẽ tăng lên nếu xu hướng giảm lạm phát tiếp tục được duy trì trong những tháng cuối năm. Mới đây, trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Fed ông Jerome Powell cũng bày tỏ lo ngại việc giữ lãi suất cao quá lâu có thể gây nguy hiểm cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, giới chức Fed vẫn kiên trì quan điểm khi cho rằng họ cần chờ thêm các dữ liệu kinh tế quan trọng khác, mà gần nhất sẽ là chỉ số giá tiêu dùng PPI sắp công bố vào thứ 6 tuần này.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Anh hùng phản hắc - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Báo Thù: Bí mật đằng sau những âm mưu và tội ác chồng chất

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...