Tăng cường năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm sau đại dịch

08:29 - 16/07/2024

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa phối hợp với Sở Y tế Thái Bình tổ chức Hội nghị Tăng cường năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm sau đại dịch.

Tăng cường năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm sau đại dịch

 

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Việt Nam đang phải giải quyết gánh nặng bệnh tật kép. Trong khi các bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp thì nước ta cũng phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Theo ước tính năm 2019, gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng gánh nặng bệnh tật và các bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm tới 80% tổng số ca tử vong do mọi nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do các bệnh như tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp mạn tính; khoảng 17 triệu người bị tăng huyết áp, khoảng 4,5 triệu người mắc đái tháo đường, mỗi năm có khoảng 180.000 ca mắc mới ung thư và những căn bệnh này đã gây ra gánh nặng bệnh tật rất lớn…

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm vẫn đang ở mức cao và một số có chiều hướng gia tăng. Theo kết quả điều tra năm 2021: Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm 41,1%; hiện có tới gần 1/3 nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây và người dân ăn muối nhiều gần gấp hai lần so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới; khoảng 1/4 dân số hiện nay thiếu hoạt động thể lực và tỷ lệ thừa cân béo phì tăng trung bình 1%/năm, chiếm tỷ lệ 19,5% dân số trưởng thành trong năm 2021.

Các bệnh không lây nhiễm được coi như “kẻ sát thủ thầm lặng” vẫn luôn đặt ra những thách thức đối với sức khỏe cộng đồng do tỷ lệ mắc và tử vong rất cao và những hậu quả, di chứng nặng nề. Trong khi đó, tỷ lệ người mắc bệnh được phát hiện sớm và quản lý điều trị ở cộng đồng còn thấp. Ước tính mới chỉ phát hiện được dưới 50% số người mắc tăng huyết áp, đái tháo đường và mới điều trị được dưới 30% số người mắc bệnh.

“Việc tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị liên tục, lâu dài và phát triển hệ thống giám sát bệnh không lây nhiễm là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống y tế” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu.

Để ứng phó, giải quyết các bệnh không lây nhiễm, trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, triển khai các chương trình, kế hoạch hiệu quả.

Về kiểm soát yếu tố nguy cơ, Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách, chương trình hiệu quả để bảo đảm dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể lực, nâng cao sức khỏe cho người dân.

Trong lĩnh vực phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025; kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025. Ngày 13/6/2024 vừa qua, Bộ Y tế ban hành Quyết định 1651/QĐ-BYT phê duyệt Đề án dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2024 – 2025.

Các Vụ, Cục chức năng và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế cần tổ chức rà soát, xây dựng, trình ban hành và hướng dẫn, tổ chức triển khai các quy định, chính sách trong lĩnh vực phòng, chống các yếu tố nguy cơ; các chương trình, kế hoạch và đề án trong lĩnh vực phòng, chống bệnh không lây nhiễm; rà soát, nghiên cứu ban hành những quy định, hướng dẫn phù hợp để kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế tài chính, bảo hiểm y tế, cung ứng thuốc, trang thiết bị, dịch vụ kỹ thuật và phát triển nhân lực để bảo đảm các điều kiện cho triển khai các hoạt động dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm.

Sở Y tế chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại địa phương, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động sàng lọc và dự phòng bệnh. Tập trung đẩy mạnh triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, bảo đảm nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, cung ứng đầy đủ thuốc thiết yếu, trang thiết bị, dịch vụ kỹ thuật để triển khai hiệu quả hoạt động dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh không lây nhiễm, đặc biệt tại y tế cơ sở và tại cộng đồng.

Cục Y tế dự phòng phối hợp với các Viện, các đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức triển khai hiệu quả hệ thống giám sát, thu thập, quản lý thông tin về bệnh không lây nhiễm để theo dõi, đánh giá mô hình, xu hướng bệnh tật, đánh giá kết quả can thiệp, làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách và các biện pháp đáp ứng hiệu quả.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...