Bình Phước 'nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép'

13:20 - 31/10/2024

Ngày 30.10, Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước phối hợp Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, Chi cục Kiểm lâm vùng III, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Cát Tiên..., tổ chức hội thảo "Bình Phước nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép".

Hội thảo tổ chức tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Theo báo cáo tại hội thảo, Bình Phước hiện có gần 56.000 ha rừng tự nhiên, trong đó có nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đang được bảo vệ tại Vườn quốc gia Cát Tiên và Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Cụ thể, tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập với 832 loài, trong đó có nhiều loài quý, hiếm như: chà vá chân đen, bò tót, gà so cổ hung, gà lôi hông tía...
Bình Phước 'nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép'

Cặp tê tê mẹ con được người dân Bình Phước giao nộp cho kiểm lâm thả về môi trường rừng tự nhiên vào tháng 9.2024

ẢNH: H.G

Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước Phạm Thụy Luân cho biết, mỗi năm địa phương này tiếp nhận, cứu hộ từ 80 đến 100 động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm do người dân chủ động giao nộp và thả về môi trường tự nhiên. Để công tác bảo tồn, bảo vệ động vật hoang dã thực sự hiệu quả, ông Luân nhấn mạnh: "Rất cần sự chung tay của toàn xã hội".

Bình Phước 'nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép'

Vườn quốc gia Bù Gia Mập

ẢNH: HOÀNG GIÁP

Còn theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước, việc quản lý về động vật hoang dã trong thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn; nhiều vi phạm ngày càng tinh vi trong việc vận chuyển, buôn bán; các đối tượng dùng súng tự chế vào rừng săn bắn có thể rất manh động, gây nguy hiểm cho lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng; lực lượng kiểm lâm quản lý trên địa bàn rộng, công tác phối hợp kiểm tra các tụ điểm về động vật hoang dã chưa được thường xuyên...

Bình Phước 'nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép'

Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước Phạm Thụy Luân cho rằng việc bảo vệ động vật hoang dã rất cần sự chung tay của toàn xã hội

ẢNH: H.G

Tại hội thảo, ông Lê Công Sự, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập chia sẻ một số giải pháp bảo vệ rừng theo phương châm "bảo vệ rừng tận gốc". Các lực lượng cần xác định những khu vực nào có nguy cơ bị xâm hại cao để đóng chốt tuần tra, bảo vệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác tuần tra, bảo vệ rừng; đơn vị chủ rừng trên địa bàn và các đơn vị giáp ranh cần phối hợp chặt chẽ, thông tin trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau...

Ông Dương Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng III cho rằng: "Để bảo vệ động vật hoang dã, các đơn vị cũng cần dựa thêm vào các trưởng bản, già làng để tuyên truyền đến nhân dân, đặc biệt trẻ em nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã…".

Tại hội thảo, ông Phạm Thụy Luân kêu gọi các sở, ban, ngành, địa phương, chủ rừng, người dân tích cực và tự giác tham gia bảo vệ động vật hoang dã, cùng nói không với sử dụng động vật hoang dã và các sản phẩm của chúng, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giữ gìn giá trị văn hóa, lịch sử và thiên nhiên...

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...