Đó là nhận định của Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT-TT (Bộ Thông tin và Truyền thông) ông Nguyễn Thanh Tuyên khi bàn về những yếu tố đang cản trở quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giúp cho Chính phủ các quốc gia hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn.

Yếu tố cản trở chuyển đổi số của doanh nghiệp

 

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay,

 

Trong đó 3 trụ cột chính là: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bên cạnh hiệu lực của Chính phủ số thì kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới.

Tại Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều chủ trương, chính sách, định hướng quan trọng cho lộ trình chuyển đổi số. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự xuất hiện của IoT, Big Data, AI, Icloud đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, kinh tế số đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Với Việt Nam, phát triển kinh tế số là cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển.

Tại hội thảo “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước: Cơ hội và thách thức” mới đây, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT-TT (Bộ Thông tin và Truyền thông), ông Nguyễn Thanh Tuyên cũng chỉ ra: COVID-19 lan rộng, dẫn tới những hạn chế tiếp xúc, giãn cách xã hội đã buộc doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhân sự từ xa, hội nghị trực tuyến, học trực tuyến, quản trị nội bộ.

Năm 2022, tổng doanh thu công nghiệp CNTT của Việt Nam đạt 148 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2021, gấp 24 lần so với năm 2009 (6,2 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015-2020 đạt bình quân 10,5%/năm, cao hơn 1,5-2 lần tốc độ tăng trưởng GDP trong đại dịch covid-19, trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, quy mô lớn nhất của cả nước.

Ông Nguyễn Thanh Tuyên cũng cho biết năm 2022, Việt Nam đã hình thành đội ngũ doanh nghiệp công nghệ số với hơn 70.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Công nghiệp ICT bao gồm các lĩnh vực: phần cứng-điện tử, phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT.

Yếu tố cản trở chuyển đổi số của doanh nghiệp

 

Ông Nguyễn Thanh Tuyên Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT-TT

 

“Đến nay nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã có khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường dịch vụ phần mềm thế giới. Việt Nam thường xuyên được các tổ chức có uy tín đánh giá và xếp hạng cao trong danh sách các điểm đến hấp dẫn nhất thế giới về dịch vụ ủy thác phần mềm xuất khẩu. Năm 2022, Việt Nam được xếp thứ 6/60 về gia công dịch vụ phần mềm theo đánh giá của AT. Kearney”, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT-TT chia sẻ.

Vậy chuyển đổi số sẽ mang lại những giá trị lớn nào cho doanh nghiệp? Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, các doanh nghiệp công nghệ số thường có tiềm năng tăng trưởng vượt trội do tính chất đột phá và sự đổi mới liên tục trong lĩnh vực công nghệ. Khả năng mở rộng và sức mạnh của công nghệ số làm cho các doanh nghiệp này trở thành những tác nhân chính thúc đẩy sự thay đổi và phát triển trong nền kinh tế.

Bên cạnh đó, nhờ vào việc tích hợp dữ liệu và phân tích thông minh, doanh nghiệp công nghệ số có khả năng thu thập, lưu trữ và phân tích lượng lớn dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Khi kết hợp với trí tuệ nhân tạo và học máy, họ có thể rút ra những thông tin quan trọng từ dữ liệu này, giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và đưa ra các quyết định thông minh hơn.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp cũng giúp tạo ra giá trị cho khách hàng, các doanh nghiệp công nghệ số thường cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, hiệu quả hơn, giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Chính việc tạo ra giá trị cho khách hàng là yếu tố quan trọng khiến cho chuyển đổi số trở nên hấp dẫn và cần thiết.

Đặc biệt, các doanh nghiệp công nghệ số thường có tiềm năng tăng trưởng vượt trội do tính chất đột phá và sự đổi mới liên tục trong lĩnh vực công nghệ. Khả năng mở rộng và sức mạnh của công nghệ số làm cho các doanh nghiệp này trở thành những tác nhân chính thúc đẩy sự thay đổi và phát triển trong nền kinh tế.

Các doanh nghiệp này cũng có khả năng thu thập, lưu trữ và phân tích lượng lớn dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Khi kết hợp với trí tuệ nhân tạo và học máy, họ có thể rút ra những thông tin quan trọng từ dữ liệu này, giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và đưa ra các quyết định thông minh hơn.

Các doanh nghiệp công nghệ số thường đem đến những mô hình kinh doanh mới, linh hoạt và hiệu quả hơn so với các mô hình truyền thống. Họ giúp đẩy mạnh quy trình tự động hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí, từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với thị trường thay đổi liên tục.

Công nghệ số đã mở ra cánh cửa cho khả năng kết nối và tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua nhiều kênh. Các doanh nghiệp công nghệ số có thể tương tác trực tiếp với khách hàng qua các ứng dụng di động, trang web, mạng xã hội và email, tạo ra một môi trường giao tiếp thân thiện và hiệu quả.

Nhận định chung, ông Tuyên cho rằng: “Doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số do có khả năng tăng trưởng cao, tích hợp dữ liệu và phân tích thông minh, tạo ra giá trị cho khách hàng, thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống, kết nối và tương tác hiệu quả và đổi mới liên tục. Nhờ vào những yếu tố này, họ trở thành động lực treo trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi số của xã hội và kinh tế”.

Tuy vậy, đại diện Cục Công nghiệp CNTT-TT cũng cho rằng, hiện nay việc chuyển đổi số vẫn gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư chuyển đổi số lớn, “vấn đề đầu tiên là tiền đâu”, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đã có thói quen kinh doanh, khó thay đổi; thiếu sự cam kết từ lãnh đạo; hay thậm chí có tình trạng “trên chỉ đạo, dưới không nghe, thiếu sự cam kết từ người lao động”, thiếu nhân lực nội bộ, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu thông tin công nghệ số, thiếu lộ trình chuyển đổi số rõ ràng… Tất cả những yếu tố này đang cản trở quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp.