Một năm kinh tế buồn…
Trong thời kỳ hoàng kim, các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần và các nhà tài phiệt hàng đầu đã sẵn sàng buông tay, đổ không ít tiền vào các công ty khởi nghiệp công nghệ. Khiến cho định giá tăng vọt và các công ty kỳ lân mọc lên như nấm sau trời mưa.
Nhưng nay, lãi suất cao, môi trường kinh tế bất ổn và cuộc khủng hoảng ngân hàng nặng nề đã lan truyền đến các ngân hàng lân cận Thung lũng Silicon, khiến cho không những nguồn vốn của các công ty ở giai đoạn đầu bị thiếu hụt mà sự cạn kiệt còn ảnh hưởng cả đến cơ hội rút tiền cho các công ty ở giai đoạn cuối.
Theo các chuyên gia phân tích, trong bối cảnh này, tiền nằm trong thị trường tiền tệ ít rủi ro hơn sẽ có xu hướng sinh lợi cao hơn so với các công ty khởi nghiệp có rủi ro cao. Chỉ số trái phiếu tổng hợp của Bloomberg US, một chuẩn mực được theo dõi rộng rãi về hiệu suất của trái phiếu cấp đầu tư của Mỹ, đã ghi nhận mức lợi nhuận 4,5% trong tháng 11. Đó là hiệu suất hàng tháng tốt nhất của chỉ số kể từ năm 1985.
Trong khi đó, có một sự rủi ro rất cao khi đầu tư vào khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp công nghệ. Do đó, thay vì bỏ tiền ra đầu tư cho một công ty khởi nghiệp công nghệ, các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nơi khác.
Theo dữ liệu mới của Pitchbook, một công cụ phân tích thị trường tài chính, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho các công ty khởi nghiệp trên toàn cầu đã giảm hơn một nửa kể từ năm ngoái, khiến con số gây quỹ hàng năm cho năm 2023 đang tiến tới mức thấp nhất kể từ năm 2015.
Với việc thiếu cả vốn lẫn cơ hội rút lui (đó là khi các cổ đông có thể rút tiền bằng cách bán một loạt cổ phiếu thông qua việc mua lại, IPO, mua lại hoặc sáp nhập), các công ty ở giai đoạn đầu không thể bắt đầu và các công ty ở giai đoạn cuối đang rơi vào tình trạng thiếu vốn.
Theo công ty quản lý vốn cổ phần Carta, tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, gần 20% tổng số công ty khởi nghiệp đã huy động vốn với mức định giá thấp hơn so với trước đây. Con số này tăng từ 5% vào năm 2021.
Nhiều công ty khởi nghiệp đã đóng cửa vào quý 3 năm 2023 kể từ khi Carta bắt đầu theo dõi dữ liệu gần 5 năm trước. Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, 543 công ty khởi nghiệp trên nền tảng của Carta đã đóng cửa. “Cuộc tàn sát” tồi tệ đến mức một số người trong cuộc gọi đây là sự kiện ở mức độ “tuyệt chủng” đối với các công ty khởi nghiệp.
Một số công ty này trước đây đã huy động được rất nhiều tiền. Những tên tuổi lớn như WeWork, huy động được 11 tỷ USD vốn tài trợ, và công ty khởi nghiệp vận tải hàng hóa Convoy vốn huy động được 900 triệu USD, đều đã nộp đơn xin phá sản trong hai tháng qua. Các công ty khác vẫn đang cố gắng cầm cự, nhưng họ đang ở thế bế tắc khi các cổ đông hy vọng họ có thể vượt qua cơn bão và rút tiền sau đó.
Trong nửa đầu năm 2023, đã có khoảng 12 tỷ USD từ 588 đợt thoái vốn của các công ty riêng biệt. Theo báo cáo, con số cả năm hiện đang trên đà trở thành mức thấp nhất trong thập kỷ.
Báo cáo của PitchBook cũng cho biết, một lượng vốn khổng lồ vẫn bị mắc kẹt trong các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn cuối và giai đoạn tăng trưởng mạo hiểm do dự khi đánh cược xem liệu hiệu quả tài chính của họ có thể chịu được sự giám sát chặt chẽ của thị trường đại chúng hay không.
Và điều gì xảy ra tiếp theo?
Tuy nhiên, cũng theo PitchBook, các nhà đầu tư mạo hiểm vẫn đang sở hữu một lượng “lương khô” kỷ lục (đó là số vốn đã được cam kết nhưng vẫn đang chờ đầu tư).
Và trong khi các chiến lược cấp vốn và rút lui của các công ty khởi nghiệp có thể vẫn bị thắt chặt trong năm tới, các nhà phân tích nói rằng vẫn đang có một số dấu hiệu đầy hứa hẹn ở phía trước.
Allan Parks, người quản lý nền tảng cổ phần tư nhân Allvue, cho biết, nguồn tài trợ cho AI và công nghệ sinh học vẫn còn tương đối mạnh. Ông cũng nói thêm rằng các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng đang dần dần phục hồi trở lại và bối cảnh mạo hiểm ở châu Âu đang “chứng kiến một số hoạt động gây quỹ đầy hứa hẹn”.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, đối với các nhà quản lý và nhà đầu tư vốn mạo hiểm, năm 2023 là một chặng đường đầy thử thách.