Y án sơ thẩm, phạt cựu Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận 13 năm tù

13:23 - 04/04/2023

TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên án vụ cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang cùng 9 đồng phạm bán rẻ 2 dự án khu dân cư Phước Kiển và Ven Sông cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.

Ngày 3.4, TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên án vụ cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang cùng 9 đồng phạm bán rẻ 2 dự án khu dân cư Phước Kiển và Ven Sông cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.

Trước đó, tháng 10.2022, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, nhận định các bị cáo gây thất thoát cho 2 dự án hơn 207 tỉ đồng vì đã không đưa dự án ra thẩm định và đấu giá đúng quy định.

Tòa tuyên phạt bị cáo Tất Thành Cang 6 năm tù. Tổng hợp với bản án 8 năm 6 tháng tù trong vụ sai phạm tại Sadeco, tòa buộc bị cáo chấp hành chung 2 bản án là 14 năm 6 tháng tù.

Cùng về tội danh trên, bị cáo Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận – gọi tắt là Công ty Tân Thuận) bị phạt 13 năm tù. Tổng hợp hình phạt trong vụ sai phạm Sadeco, tòa buộc bị cáo chấp hành chung 2 bản án là 26 năm tù.

Sau đó, có 9 bị cáo kháng cáo bản án sơ thẩm, xin giảm nhẹ hình phạt; riêng ông Tất Thành Cang không kháng cáo…

Y án sơ thẩm, phạt cựu Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận 13 năm tù

Có 2 trong tổng số 9 bị cáo được tòa phúc thẩm giảm án

Cựu Phó chánh văn phòng Thành ủy được hưởng án treo

Theo đó, tòa chỉ chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo Phan Thanh Tân (cựu Phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM), sửa án sơ thẩm, phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo (sơ thẩm 3 năm tù); Nguyễn Thị Ngọc Bích (cựu Kế toán trưởng Công ty Tân Thuận) 2 năm 4 tháng tù (sơ thẩm 4 năm tù).

Tòa bác kháng cáo xin giảm nhẹ của 7 bị cáo còn lại. Trong đó, tòa y án sơ thẩm, phạt Trần Công Thiện 13 năm tù về tội “vi phạm về quy định quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”, tổng hợp với bản án trước đó trong vụ Sadeco, buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung là 26 năm tù.

Đối với việc Viện KSND TP.HCM kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét lại tài sản của nhà nước bị thất thoát là hơn 730 tỉ đồng, chứ không phải hơn 207 tỉ đồng như cấp sơ thẩm tuyên, theo tòa, không có cơ sở chấp nhận kháng nghị của Viện KSND TP.HCM. Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cần căn cứ vào thiệt hại thực tế để khởi tố vụ án và buộc các bị cáo chịu trách nhiệm bồi thường số tiền thiệt hại từ thời điểm khởi tố là có căn cứ, đảm bảo thu hồi tài sản cho nhà nước.

Y án sơ thẩm, phạt cựu Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận 13 năm tù

Bị cáo Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận) bị bác kháng cáo

Chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty Quốc Cường Gia Lai

Công ty Quốc Cường Gia Lai (người có quyền và nghĩa vụ liên quan) kháng cáo đề nghị được tiếp nhận phần đất còn lại từ việc chuyển nhượng 45% vốn góp của Công ty Tân Thuận trong dự án khu dân cư (KDC) Ven Sông. Từ đó, Công ty Quốc Cường Gia Lai sẽ nộp bổ sung phần chênh lệch giá; đồng thời đề nghị cấp phúc thẩm cho nhận lại hơn 16,9 tỉ đồng trong dự án KDC Phước Kiển.

Đối với kháng cáo của Công ty Quốc Cường Gia Lai, tòa sửa bản án sơ thẩm, hoàn trả hơn 16,9 tỉ đồng mà cơ quan điều tra đang tạm giữ cho công ty này. Lý do mà tòa đưa ra, các bị cáo phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí, tức chủ thể bị thiệt hại là Công ty Tân Thuận. Từ đó, tòa buộc các bị cáo phải bồi thường cho Công ty Tân Thuận theo tỷ lệ bị cáo Thiện 50%, bị cáo Tất Thành Cang 10%…

Bán 2 dự án trong cùng 1 năm

Như Thanh Niên đã thông tin, Công ty Tân Thuận có 100% vốn nhà nước, thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM. Bị cáo Trần Công Thiện ký văn bản đề nghị Thành ủy TP.HCM chấp thuận chuyển nhượng toàn bộ phần diện tích đền bù tại dự án KDC Phước Kiển và KDC Ven Sông. Còn bị cáo Tất Thành Cang bút phê “đồng ý” vào dự án KDC Phước Kiển mà không báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy quyết định. Năm 2017, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng toàn bộ đất tại dự án Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai và nhận 374 tỉ đồng. Sau đó, Thường trực Thành ủy chỉ đạo dừng việc chuyển nhượng, không đồng ý bán chỉ định. Vì thế, hợp đồng chuyển nhượng này bị hủy bỏ.

Ngoài ra, tại dự án KDC Ven Sông, cũng trong năm 2017, bị cáo Thiện ký hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án với giá 20 triệu đồng/m2 cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.

Với kháng cáo của Công ty Quốc Cường Gia Lai xin được tiếp tục thực hiện dự án KDC Ven Sông, theo tòa, cuối năm 2021, Văn phòng UBND TP.HCM thông báo kết quả trả lời theo đề nghị của cơ quan điều tra có nội dung: “Hiện, tại dự án KDC Ven Sông đã được Công ty Quốc Cường Gia Lai đầu tư xây dựng hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng”.

Vì vậy, HĐXX cho rằng việc thu hồi dự án sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, làm mất an ninh trật tự khu vực.

Đối với phần diện tích còn lại, Sở TN-MT tiếp tục xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi Công ty Tân Thuận hoàn tất thực hiện việc di dời tuyến cáp ngầm, hoàn tất các nghĩa vụ liên quan và có hồ sơ đề nghị gửi Sở TN-MT để kiểm tra xem xét giải quyết theo quy định luật đất đai.

Bản án sơ thẩm đã tuyên giao cho UBND TP.HCM giải quyết theo quy định pháp luật và đề nghị khi giải quyết phải xem xét quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức. “Như vậy, phần kháng cáo này đã được tòa sơ thẩm xem xét nên HĐXX phúc thẩm tiếp tục kiến nghị nội dung này”, bản án phúc thẩm nêu.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...