Các chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

07:57 - 04/11/2024

Tình trạng cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội nhưng không khai báo, giấu bớt doanh thu đang ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp.

Các chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

 

Theo Công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, 9 tháng đầu năm nay, người tiêu dùng Việt Nam đã chi gần 9 tỷ USD mua hàng trên các sàn thương mại điện tử. Tỷ lệ thuận với con số tăng trưởng này là hành vi gian lận, trốn thuế với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính là do tính chất ẩn danh của loại hình kinh doanh qua mạng xã hội.

Là doanh nghiệp chuyên bán các mặt hàng mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử, hàng tháng đơn vị này đều phải kê khai và đóng thuế VAT đầy đủ. Bên cạnh đó, các thông tin của người bán đều được sàn thương mại điện tử chuyển cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, đơn vị này cũng cho biết, trước sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử, một số đối tượng kinh doanh online đã tận dụng các kẽ hở pháp luật để “lách” thuế, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh.

Ông Lê Sĩ Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Dũng 88 cho biết: “Có một số nhà bán hàng chiêu trò hơn, người ta chốt đơn trên livestream, trên video thì người ta khéo léo điều hướng khách hàng qua mua hàng qua ship COD hoặc chuyển khoản riêng. Lúc đó, dữ liệu bán hàng gần như không được ghi nhận trên các nền tảng cơ sở”.

Theo các cơ quan thuế, tình trạng cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội nhưng không khai báo, giấu bớt doanh thu đang diễn ra, ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Điển hình như chiêu trò ngay sau thời điểm livestream, người bán nhanh chóng xóa hoặc tạm ẩn phần livestream trực tiếp ra khỏi trang Facebook, đồng thời đăng tải những nội dung không liên quan tới bán hàng. Thậm chí, một số người bán hàng trên mạng xã hội thường hướng dẫn khách khi chuyển khoản thanh toán hàng không ghi nội dung liên quan đến hàng hóa.

Tiến sĩ Ngô Minh Hải – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP. Hồ Chí Minh nhận định: “Chính phủ cũng đã có rất nhiều giải pháp và cụ thể nhất là chúng ta đòi hỏi phải công khai, minh bạch, phải có đăng ký, phải có khai báo và phải có cơ quan đại diện tại Việt Nam. Đó là quy định tối thiểu. Ngoài ra phải tuân thủ pháp luật tại Việt Nam, kinh doanh phải có đầu vào đầu ra, có hóa đơn chứng từ đầy đủ”.

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh trách nhiệm của ngành thuế cần có thêm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý khác như cơ quan thông tin và truyền thông, nền tảng thương mại điện tử, ngân hàng để ngăn chặn tình trạng gian lận, trốn thuế một cách hiệu quả hơn.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...