Cáp quang AAG đã sửa xong, thêm tuyến cáp biển AAE-1 gặp sự cố

09:53 - 05/06/2020

Tuyến cáp quang biển quốc tế AAE-1 vừa được xác nhận gặp sự cố vào 21h ngày 3/6/2020 trên nhánh S1H hướng kết nối đi HongKong (Trung Quốc). Tuy nhiên, cáp AAG đã được sửa xong vào 7h20 ngày 4/6/2020, khôi phục hoàn toàn lưu lượng trên tuyến.

Tuyến cáp quang biển quốc tế AAE-1 vừa được xác nhận gặp sự cố vào 21h ngày 3/6/2020 trên nhánh S1H hướng kết nối đi HongKong (Trung Quốc). Tuy nhiên, cáp AAG đã được sửa xong vào 7h20 ngày 4/6/2020, khôi phục hoàn toàn lưu lượng trên tuyến.
 

Cáp quang AAG đã sửa xong, thêm tuyến cáp biển AAE-1 gặp sự cố

Nhà mạng Viettel vừa xác nhận tuyến cáp biển AAE-1 gặp sự cố vào 21h ngày 3/6/2020, gây ảnh hưởng đến kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế (Ảnh minh họa)

Là tuyến cáp biển mới được đưa vào khai thác tháng 7/2017, tuyến Asia Africa Europe 1 (AAE-1) có vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi HongKong và Singapore. Tuyến cáp này được ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất. Mạng lưới, trạm cập bờ và các điểm kết nối được hoạch định tối ưu và linh hoạt, giúp các nhà mạng có thêm nhiều phương án thiết kế để điều chuyển lưu lượng.

Sự cố xảy ra vào 21h ngày 3/6/2020 là sự cố đầu tiên tuyến cáp biển AAE-1 gặp phải trong năm nay. Hiện nguyên nhân của sự cố đang được xác định.
 
Điều đáng nói là, ngoài AAE-1, thời gian vừa qua còn có 2 tuyến cáp quang biển khác là APG và AAG cũng gặp sự cố.
 
Trong đó, tuyến cáp APG bị đứt trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore vào ngày 30/4/2020; sau đó ngày 23/5/2020, APG lại gặp sự cố trên đoạn S1.7 hướng đi Hong Kong (Trung Quốc), gây mất toàn bộ dung lượng kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến này.
 
Theo kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố được thông báo tới các nhà mạng ngày 3/6/2020, tuyến cáp biển APG sẽ bắt đầu được sửa từ ngày 6/6 tới và dự kiến hoàn thành, khôi phục kênh truyền trên tuyến vào ngày 11/6/2020.
 
Với AAG, tuyến cáp biển này bị lỗi cáp vào ngày 14/5/2020 trên nhánh S1 cách trạm cập bờ Vũng Tàu 107,7 km, gây mất hoàn toàn dung lượng đi quốc tế (1.140G/1.140G) trên tuyến cáp biển này.
 
Tiếp đó, trong quá trình sửa chữa tuyến cáp từ ngày 28/5/2020, do phát hiện thêm điểm đứt mới cũng trên nhánh cáp cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 80 km, đối tác quốc tế đã phải lùi thời hạn sửa xong sang ngày 6/6/2020, thay vì hoàn thành vào ngày 2/6/2020 như kế hoạch dự kiến được thông báo trước đó.
 
Trong thông tin mới chia sẻ với báo chí, đến 7h20 hôm nay, ngày 4/06/2020, tuyến cáp AAG đã được sửa chữa xong, lưu lượng trên tuyến cáp biển này đã được khôi phục hoàn toàn.
 
Với việc cáp AAG đã được sửa xong, hiện chỉ còn 2 tuyến cáp biển là APG và AAE-1 đang gặp sự cố. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dùng, phần lớn dung lượng kết nối quốc tế đã sẽ được các nhà mạng điều chuyển các tuyến cáp đất liền và 3 tuyến cáp biển SMW3, IA và AAG mới được khôi phục.
 
Ngoài ra, theo thông tin từ nhà mạng Viettel, dự kiến ngay trong tháng 6/2020, hệ thống cáp quang biển IA sẽ được bảo dưỡng, với thời gian bắt đầu là 23h ngày 20/6 và hoàn tất vào 25/6/2020.
 
Trước đó, trong trao đổi với ICTnews thời điểm AAG gặp sự cố hồi giữa tháng 5/2020, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) đã bày tỏ sự đồng thuận với nhận định khi các tuyến cáp biển gặp sự cố cũng là dịp cho người dùng Việt Nam trải nghiệm và ủng hộ các sản phẩm CNTT Make in Việt Nam.
 
Vị đại diện VIA nhấn mạnh, dù sự cố cáp biển có xảy ra hay không thì chúng ta cũng đồng ý với nhau về mong muốn thúc đẩy các nền tảng, dịch vụ, ứng dụng và nội dung trong nước. Điều này không chỉ giúp gia tăng chất lượng dịch vụ, trải nghiệm cho người dùng Internet trong nước, mà còn giúp thúc đẩy nền công nghiệp nội địa, cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước phát triển công nghệ, dịch vụ và tăng tính tự chủ về công nghệ, nội dung.
 

“Có thể thấy rõ, khi các tuyến cáp biển bị sự cố, dịch vụ và ứng dụng nội địa sẽ có chất lượng và trải nghiệm tốt hơn, ví dụ như các giải pháp, dịch vụ hội nghị, họp, học trực tuyến, mà gần đây Bộ TT&TT đã cổ vũ, bảo trợ như CoMeet, Zavi…

Các mục tiêu của Chính phủ về đẩy mạnh Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia sẽ khả thi hơn nhiều khi các sản phẩm Make in Việt Nam có điều kiện để triển khai trên cơ sở hạ tầng nội địa đảm bảo hiện đại về công nghệ, phạm vi rộng và giá thành thấp”, đại diện VIA chia sẻ.

 

Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...