Phát biểu tại Diễn đàn “Phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng ngày 19/7, PGS. TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, thế giới hiện đang ở một trong những thời điểm bất định, ba bất là bất định – bất an – bất ổn. 

KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN MỚI CHO DOANH NGHIỆP: Thích ứng và đổi mới mô hình

 

Diễn đàn “Phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng ngày 19/7 tại Hà Nội.

 

“Bối cảnh khó khăn sẽ tạo ra cả khó khăn cũng như cơ hội”, PGS. TS Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh. Đối với cơ hội, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, hiện cục diện thế giới hiện đang có những thay đổi mạnh.  

KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN MỚI CHO DOANH NGHIỆP: Thích ứng và đổi mới mô hình

 

PGS. TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, thế giới hiện đang ở một trong những thời điểm bất định, ba bất là bất định – bất an – bất ổn.

 

Điểm thứ hai là về yếu tố khách quan, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, các đột phá công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số là cơ hội tốt cho các nước đang phát triển đặc biệt Việt Nam là dân số trẻ, dân số đông. Việc tiếp cận nhanh vào công nghiệp lần thứ 4 là sự đột phá. Ở trong một số lĩnh vực, Việt Nam là khởi đầu giống các quốc gia khác, thậm chí nhanh hơn các quốc gia phát triển hơn nước ta. Đây là cuộc chạy đua khởi đầu giống nhau chứ không như trước đây.

“Chính vì cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng dẫn đến cơ hội tốt cho các nước đi sau và đang phát triển trong đó có Việt Nam chính là quá trình toàn cầu hóa, làm không gian biên giới mờ đi đặc biệt trong lĩnh vực thông tin”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Cùng với đó, mặc dù toàn cầu hóa có bị phân mảng địa chính trị do xung đột chính trị Nga – Ukraine nhưng thế giới vẫn có xu hướng tiến triển mạnh mẽ trong khía cạnh của toàn cầu hóa. 

Một xu hướng cũng rất mạnh, đặc biệt sau đại dịch được ông Tuấn chỉ ra chính là xu hướng chuyển đổi xanh. Đây là một xu hướng đang định hình lại thế giới, tạo cho thế giới nhiều thách thức và cơ hội.

Về cơ hội, tạo ra nhiều ngành nghề mới, ông Tuấn ví dụ như tại Hàn Quốc, không chỉ bàn về năng lượng tái tạo mới mà còn bàn rất nhiều về ngành công nghiệp phát triển mạnh dựa trên Hydrogen, tức một ngành công nghiệp theo xu hướng xanh hóa giảm phát thải với mục tiêu phát thải dòng bằng 0. Hiện chúng ta cũng cam kết đến năm 2050 đạt được mục tiêu đó, nếu nước ta nắm bắt nhanh sẽ là cơ hội và giúp chúng ta vượt qua khó khăn như hiện nay. 

KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN MỚI CHO DOANH NGHIỆP: Thích ứng và đổi mới mô hình

 

Ông Tuấn chỉ ra xu hướng chuyển đổi xanh đang định hình lại thế giới, tạo cho thế giới nhiều thách thức và cơ hội.

 

Tiếp theo là biến đổi khí hậu, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Nhiều kịch bản như: nếu mực nước tăng 1m thì khả năng Việt Nam bị mất 40% diện tích đất canh tác. Việc biến đổi khí hậu tác động rất tiêu cực nhưng nhìn theo góc độ cơ hội thì cũng có nhiều cơ hội. Có hai hướng là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thứ hai là thích ứng, nếu chúng ta bị giảm diện tích đất canh tác do mực nước biển dâng thì chúng ta có thể thay đổi mô hinh kinh doanh, thay vì trồng lúa thì nuôi trồng thủy hải sản…

Một cơ hội quan trọng nữa chính là xu hướng dịch chuyển đầu tư về chuỗi giá trị. Do phân mảng địa chính trị, do xung đột chính trị và các sự ảnh hưởng từ các cường quốc, hiện nay không dựa trên các quy luật về kinh tế mà dựa trên các chủ trương của các khối để định hình lại chuỗi giá trị toàn cầu và dòng đầu tư toàn cầu. Từ đó, nhiều xu hướng chuyển dịch đầu tư nước ngoài về bản địa hoặc về khu vực xung quanh và đa dạng hóa thị trường là cơ hội lớn cho Việt Nam. 

KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN MỚI CHO DOANH NGHIỆP: Thích ứng và đổi mới mô hình

 

Toàn cảnh Diễn đàn “Phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp”.

 

Ngoài ra, Việt Nam còn ở trong vị trí năng động và có bước chuyển mạnh, đặc biệt là trong chuyển đổi số. Nước ta là một trong những nước có triển vọng và năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu biết khai thác vị trí khu vực thì sẽ có cơ hội tốt để thu hút nguồn lực về công nghệ, mở rộng thị trường, thậm chí là nguồn nhân lực để vươn lên nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Ông Tuấn cho biết tăng trưởng xanh đang đặt ra vấn đề rất lớn, bắt đầu chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn, theo hướng giảm nhẹ phát thải, theo hướng xanh hóa sản xuất, đặc biệt đặt ra những vấn đề liên quan đến xanh hóa tiêu dùng, tức tiêu dùng bền vững. “Đây là sức ép để các doanh nghiệp phải thay đổi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xanh hóa đó. Nếu chúng ta đáp ứng được yêu cầu đấy thì có cơ hội xuất khẩu sang các thị trường có nhu cầu cao về sản phẩm xanh hóa”, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.

KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN MỚI CHO DOANH NGHIỆP: Thích ứng và đổi mới mô hình

Ngoài ra còn có xu hướng xanh hóa mô hình kinh doanh kết hợp với kinh tế số. Việc áp dụng này sẽ nắm bắt được xu hướng và khai thác được lợi thế về kinh tế quy mô cơ cấu dân số vàng.

Chia sẻ về những giải pháp của doanh nghiệp, PGS TS Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh việc khơi thông nguồn lực. Quan trọng nhất là doanh nghiệp phải có các phương án khác nhau chủ động với những yếu tố bất ổn từ bên ngoài. Thứ hai cần chủ động xây dựng kế hoạch về xử lý với những trường hợp bất ổn.

Trong bối cảnh nhu cầu của doanh nghiệp cao nhưng năng lực tiếp cận vốn thì thấp, ông Bùi Quang Tuấn cho rằng doanh nghiệp phải quản trị nguồn lực tốt hơn và có phương án thay thế các nguồn lực từ tín dụng, có phương án cắt giảm chi phí.

Về dài hạn, doanh nghiệp cần đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng quản trị hiện đại, số hoá. “Xu hướng xanh hoá cũng là cơ hội để doanh nghiệp tham gia, nắm bắt đầy đủ để tham gia vào thị trường châu Âu và những xu hướng về hỗ trợ cho chuyển đổi năng lượng, có chiến lược phù hợp”, PGS TS Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh và khẳng định thích ứng là yếu tố quan trọng.